xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khu công nghiệp: Thừa đất vẫn xin thêm

Bài và ảnh: Thế Dũng

Cả nước có 261 khu công nghiệp với hơn 70.000 ha đất nhưng tỉ lệ xây dựng các cơ sở sản xuất chưa tới 50%. Tiếp tục lấy thêm 81.000 ha làm khu công nghiệp

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) phối hợp tổ chức ngày 27-9 tại Hà Nội. 

Lấp đầy chưa đến 50% diện tích

Đánh giá về kết quả sử dụng đất khu công nghiệp (KCN) trên phạm vi cả nước, Bộ TN-MT cho biết diện tích đất lúa nước giảm 270.000 ha trong 10 năm qua chủ yếu để chuyển sang phục vụ các mục đích phát triển hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội thiết yếu… Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển nhìn nhận việc chuyển đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, đô thị,... tại một số địa phương chưa theo quy hoạch, còn mang tính tự phát, thiếu cân nhắc đến lợi ích lâu dài gây lãng phí đất đai và tác động tiêu cực đến môi trường.

img
Khu Công nghiệp Việt Hưng, Quảng Ninh vẫn còn nhiều chỗ trống sau nhiều năm hoạt động
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Mạnh Hiển, vẫn còn tình trạng quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác.

Tán đồng với ý kiến trên, GS- TSKH Đặng Hùng Võ nói thẳng: “Dư luận rất bức xúc với tình trạng sử dụng đất không hiệu quả của đất xây dựng KCN, khu kinh tế, sân bay, cảng nước sâu, sân golf, khu nghỉ dưỡng…”. Ông Đặng Hùng Võ cho biết thêm hiện cả nước có 261 KCN, chiếm giữ hơn 70.000 ha đất nhưng tỉ lệ xây dựng các cơ sở sản xuất chưa tới 50%. Có 918 cụm công nghiệp do tỉnh thành lập, chiếm 40.000 ha nhưng cũng chỉ mới có hơn 25% đất được sử dụng.

Tiếp tục bùng nổ khu công nghiệp

TS Lê Tuyển Cử, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cho rằng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải dành một phần diện tích đất, thậm chí phải chuyển một số đất nông nghiệp, kể cả đất trồng lúa ở các vùng đồng bằng, để phát triển công nghiệp nói chung và các KCN. Ông Cử cho biết dự kiến đến năm 2020, sẽ tiếp tục thành lập và mở rộng thêm 249 KCN, với tổng diện tích đất tăng thêm 81.000 ha. Như vậy, nếu tính cả các KCN đã thành lập và số KCN hiện đã được đưa vào quy hoạch thì đến năm 2020, dự kiến cả nước sẽ có khoảng 510 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 153.000 ha.

Tuy nhiên, ông Lê Tuyển Cử thừa nhận thực tế ở một số địa phương, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, có chuyển một số đất nông nghiệp làm KCN. Ông Cử cho biết có ý kiến không đồng tình các KCN không ở các vùng trung du, miền núi, nơi đất rộng người thưa, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả mà lấy đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng. Cũng có ý kiến cho rằng lấy đất nông nghiệp để làm KCN là tước đoạt tư liệu sản xuất của bà con nông dân, dồn họ vào cảnh khốn khó.

Để bảo vệ cho “phong trào” nở rộ KCN, ông Cử nêu lý lẽ: “Đất không chỉ là tư liệu sản xuất của sản xuất nông nghiệp mà còn là tư liệu sản xuất của sản xuất công nghiệp. Người ta không thể tiến hành hoạt động sản xuất công nghiệp “ở trên trời”. Về tình trạng người dân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu đất sản xuất, cuộc sống không ổn định, ông Cử cho là có nhiều nguyên nhân và cần có giải pháp tổng thể.

Thiếu quỹ đất dành cho hạ tầng xã hội

Tại hội thảo, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế, lo ngại quy hoạch sử dụng đất nếu không bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có thể gây ra nhiều hậu quả không lường. KCN đua nhau mọc lên nhưng lại không tính đến hiệu quả sử dụng lao động, số tiền thu lại trên một diện tích đất.

Theo đánh giá của Bộ TN-MT, quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, GD-ĐT, thể dục thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí bố trí chưa hợp lý. Đất dành cho giao thông đô thị còn thấp, tỉ lệ chưa đến 13% (yêu cầu từ 20% đến 25%), đất dành cho các công trình công cộng (công viên, cây xanh, mặt nước...) còn thiếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo