xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cử nhân sư phạm vất vả mưu sinh

Bài và ảnh: CA LINH

Mỏi mòn chờ xin việc, nhiều cử nhân sư phạm phải bươn chải bằng đủ nghề tạm bợ để mưu sinh

Từ những năm học phổ thông, Lê Văn Kiệt (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) là một học sinh giỏi môn sử. Sau khi tốt nghiệp THPT, mong muốn thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo, Kiệt chọn ngành sư phạm. Một lý do khác để Kiệt chọn ngành này vì học sư phạm không phải đóng học phí.

Gian nan tìm việc

Tốt nghiệp năm 2008 với tấm bằng loại khá, Kiệt nộp hồ sơ vào Sở GD-ĐT Vĩnh Long chờ ngày phân công đi dạy. Kiệt ngao ngán: “Mỏi mòn chờ đợi để rồi tôi nhận được thông báo không bố trí được công việc. Từ đó, tôi làm nhiều nghề kiếm sống vì bằng sư phạm rất khó tìm việc ở những lĩnh vực khác”. Cuộc sống bấp bênh, Kiệt ra Phú Quốc làm thuê trên tàu đánh bắt cá của ngư dân với số tiền chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng. Nản lòng, Kiệt trở về quê xin vào các công trình xây dựng làm phụ hồ. Sau đó, Kiệt được nhận vào làm việc tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Trà Ôn. “Khóa cử nhân sư phạm sử năm học 2004-2008 có tới 60 người nhưng theo tôi được biết có đến phân nửa trong số đó làm trái nghề. Nhiều người hiện nay thất nghiệp, cuộc sống khó khăn” - Kiệt cho biết.

img

Đi dạy đã 25 năm nhưng thầy Nguyễn Thanh Hà sống trong ngôi nhà mục nát

Tương tự, Dương Ngọc Thùy (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) cầm tấm bằng cử nhân ngữ văn của Trường ĐH Cửu Long không xin được nơi dạy đã đi bán cà phê. Còn Trần Thị Thanh Quyên (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cũng đang “hồi hộp” chờ kết quả xin việc từ Sở GD-ĐT Vĩnh Long. Quyên cho biết: “Tôi vừa tốt nghiệp ngành sư phạm lý - sinh Trường ĐH Cần Thơ vào tháng 6-2011. Đã bị rớt đợt xét tuyển giáo viên lần 1, đang chờ xét lần 2”.

Theo TS Phạm Phúc Vĩnh (Trường ĐH Đồng Tháp), trước năm 2000, số sinh viên ngành sư phạm ra trường cộng với nhiều nguồn khác vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu giáo viên của vùng, do đó nhiều trường đại học tại ĐBSCL mở thêm nhiều ngành sư phạm là ĐH Cần Thơ, ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp, ĐH Tiền Giang, ĐH Bạc Liêu. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành giáo dục không đánh giá được nhu cầu thực tế nên dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Nhiều sinh viên đã làm việc trái nghề hoặc thất nghiệp.

Lâm cảnh nợ nần

Nhiều giáo viên tại Trường THCS Mỹ Hòa (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) đều xúc động khi nhắc đến hoàn cảnh của thầy Nguyễn Thanh Hà. Đi dạy đã 25 năm nhưng thầy cùng gia đình đang sống trong căn nhà mục nát và lâm cảnh nợ nần. Hiện thầy Hà đang thiếu nợ 2 ngân hàng với tổng số tiền 65 triệu đồng. Con gái út của thầy là cháu Nguyễn Thị Kim Xuyến bị hở van tim 2 lá nặng bẩm sinh nhưng với đồng lương ít ỏi, nhà nghèo, thầy không thể đưa con đi phẫu thuật.

Vừa qua, con gái lớn của thầy Hà cũng vừa đậu vào một trường trung cấp, gia đình càng thêm khó khăn. “Đi dạy 25 năm nay, lương nhích từng chút, không theo kịp giá cả. Hằng tháng thu nhập của tôi chỉ gần 4 triệu đồng mà phải trả nợ và lãi ngân hàng hết 3 triệu đồng, chỉ còn vỏn vẹn 1 triệu đồng lo tiền thuốc và tiền ăn học cho 2 con” - thầy Hà trầm tư. Ngôi nhà vách lá được lót bằng những miếng ván cũ kỹ ngay mé sông, mấy ngày qua nước ngập lênh láng, nhiều tấm gỗ mục nát sắp rơi xuống sông. “Từ khi đi dạy đến nay, tôi chưa có căn nhà đàng hoàng để ở, mưa thì dột, khi nước lên lại ngập tới đầu gối. Bây giờ nếu chuyển nghề, tôi cũng không biết làm gì nữa” - thầy Hà băn khoăn.

Mất cân đối cung cầu

Ông Phan Văn Sơn, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính Sở GD – ĐT tỉnh An Giang, cho biết trong năm học 2011-2012, chỉ tiêu tuyển dụng của tỉnh hơn 1.000 giáo viên nhưng số hồ sơ nộp vào là 1.300. Còn tại tỉnh Đồng Tháp, trong năm học 2010-2011 tuyển dụng khoảng 700 giáo viên các cấp nhưng có hơn 1.600 người nộp hồ sơ.

Kỳ tới: Kiến thức dần mai một

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo