xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hồ Dầu Tiếng đe dọa TPHCM

THU SƯƠNG

Nếu hồ Dầu Tiếng xả lũ theo đúng thiết kế cho phép 2.800 m³/s khi gặp tổ hợp triều cường, mưa lớn thì chắc chắn TPHCM có nguy cơ ngập nặng

Ngày 14- 10, Hội Khoa học Thủy lợi TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học “Hồ Dầu Tiếng, một số vấn đề bức xúc”. Ngoài việc bảo đảm đời sống sản xuất cho vùng hạ lưu,  hồ Dầu Tiếng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn, nhất là với TPHCM.

Quá nguy hiểm!

Hồ Dầu Tiếng có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt, điều tiết lũ và đẩy mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn, tưới trực tiếp cho khoảng 65.000 ha và tạo nguồn nước cho hơn 40.000 ha ở 5 tỉnh - thành: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Long An và TPHCM. Tuy dung tích thiết kế hơn 1,5 tỉ m3, mực nước dâng bình thường 24,4 m nhưng từ khi đưa vào khai thác (năm 1985) đến nay, chưa bao giờ dung tích nước đạt được thiết kế, thậm chí nhiều năm phải khai thác dưới mực nước chết (17 m).
Vì vậy phải bổ sung nguồn nước từ hồ Phước Hòa trên sông Bé. Nguyên nhân, theo ông Vũ Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (Công ty Dầu Tiếng), rừng nguyên sinh đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng làm đất không giữ được nước trong khi mùa mưa lại khiến lũ về nhanh. Tốc độ phát triển đô thị, sản xuất các vùng hạ nguồn cũng làm nguồn nước cấp ngày càng sụt giảm. 
Tuy nhiên, trên tất cả là lo ngại về việc xả lũ của hồ Dầu Tiếng vì hồ như một túi nước lớn treo lơ lửng, cách TPHCM chưa đến 100 km. Theo ông Phan Khánh, Hội Khoa học thủy lợi TPHCM, năm 1984 là lần duy nhất hồ xả lũ với lưu lượng 600 m3/s, thời gian xả ngắn cũng không có triều cường, mưa lớn nhưng TPHCM và Bình Dương đã ngập nặng.
img
Hồ Dầu Tiếng như một túi nước khổng lồ đang treo lơ lửng trên đầu TPHCM. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Ông Trần Công Lý, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT TPHCM, cho biết không cần đến 600 m3/s, năm 2008, chỉ cần hồ xả 400 m3/s TPHCM đã nao núng phải cử người trực tiếp lên hồ can thiệp, may mà lần đó chỉ xả trong 2 giờ. Ngay cả đê bao và cống ngăn triều theo quy hoạch chống ngập nước cho TPHCM mà Thủ tướng đã phê duyệt cũng không chịu nổi mức lũ 800 m3/s.
Cho nên theo những đại biểu trong hội thảo, nếu xả đúng thiết kế cho phép là 2.800 m3/s khi gặp tổ hợp triều cường, mưa lớn thì quá nguy hiểm, chắc chắn TPHCM sẽ “trôi” ra biển. “Nhưng trường hợp nước lũ về nhanh, nếu không xả lũ sẽ gây vỡ đập. Hơn 1 tỉ mét khối nước đổ ập xuống hạ lưu thì thảm họa sẽ vô cùng to lớn, khi đó đường nước sẽ trực tiếp phá hủy các địa phương Tây Ninh, Bình Dương và TPHCM. Quan điểm của người quản lý hồ là “thà ngập còn hơn vỡ đập” nên chắc chắn chúng tôi sẽ xả lũ”- ông Hùng cảnh báo.

Có nên nâng cao trình?

Một số ý kiến cho rằng để tăng sức chứa trong mùa lũ nên nâng cao trình đập, để đưa mức nước lên cao hơn, khoảng 26 m. Ông Nguyễn Ân Niên, Chủ tịch Hội Khoa học thủy lợi TPHCM, tính toán: Nếu nâng thêm 1 m thì lượng xả trong 4 ngày giảm trung bình 800 m3/s, trên thực tế đường viền quanh hồ có cao trình cao hơn 30 m.
Theo ông Hùng, để nâng cấp cao trình cho toàn tuyến gần 30 km gồm cả đập chính, đập phụ là một vấn đề không đơn giản cả về kỹ thuật lẫn kinh phí. Vì vậy, ông Hùng đề nghị các nhà khoa học xem xét thật kỹ vấn đề nâng cao trình mà vẫn bảo đảm an toàn đập. Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đưa ra phương án nạo vét sông Sài Gòn và các dòng sông, suối khác để tạo sức chứa và tăng khả năng thoát lũ. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Tất Đắc, Hội Khoa học Thủy lợi TPHCM, đề xuất nghiên cứu vận hành cống đập Soài Rạp (Nhà Bè - TPHCM) có thể bảo đảm từ Rạch Tra trở xuống hạ lưu không bị ngập lũ. “Thậm chí cả trong trường hợp hồ Dầu Tiếng xả dưới 1.600 m3/s”- ông Đắc lạc quan.

Dù khá nhiều ý kiến được đưa ra song hội nghị đều nhìn nhận nếu chỉ có nỗ lực của chính quyền TPHCM mà không có sự tham gia của các tỉnh, thành khác và của Bộ NN-PTNT thì việc “cứu” hồ Dầu Tiếng sẽ không hiệu quả.

Kiến nghị Bộ NN-PTNT vào cuộc

Các đại biểu tham dự hội thảo đã thống nhất gửi kiến nghị lên Bộ NN-PTNT, đồng gửi lãnh đạo UBND TPHCM, với nội dung:

- Nghiên cứu biện pháp công trình và phi công trình cho mức xả lũ của hồ Dầu Tiếng không vượt quá 600 m3/s.

- Các biện pháp chống ngập cho sông Sài Gòn và nghiên cứu vai trò giảm ngập lụt cống đập Soài Rạp.

- Quản lý chặt môi trường lòng hồ Dầu Tiếng, xem xét lại vấn đề xây dựng phim trường trong lòng hồ.

- Xây dựng cơ chế vận hành liên hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa, đồng thời xây dựng cơ chế riêng về công tác quản lý, vận hành khai thác bảo vệ các hồ quan trọng cấp quốc gia như hồ Dầu Tiếng.

- Thống nhất tổ chức quản lý, tránh chồng chéo giữa các địa phương và đơn vị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo