xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao bộ chưa lên tiếng?

Đặng Trinh

Ngay từ khi đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ra đời, trong đó thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3 ở 18 tỉnh, thành, phấn đấu đến năm 2018-2019 có 100% học sinh tiểu học được học tiếng Anh, nhiều chuyên gia giáo dục đã cảnh báo về tính khả thi của đề án, nhất là việc thiếu giáo viên trầm trọng.

Thế nhưng, sau một năm triển khai, biết rõ các địa phương gặp muôn vàn khó khăn trong việc tuyển giáo viên vì lương thấp, môi trường làm việc ít thăng tiến, yêu cầu quá cao…, Bộ GD-ĐT lại không có một giải pháp căn cơ nào khác mà giải quyết tạm thời bằng cách hạ chuẩn “nhỏ giọt”: Chấp nhận giáo viên có trình độ cận B2 (tương đương 500 điểm TOEFL). Tuy nhiên, những giáo viên này vẫn phải vừa dạy vừa học để đạt cho bằng được chuẩn. Trong thực tế, dù hạ chuẩn thì tình hình thiếu giáo viên vẫn chưa được cải thiện, nguồn giáo viên từ các trường tiểu học tham gia thí điểm chủ yếu là dư ra từ các trường THCS, THPT chuyển xuống.

Một chuyên gia giáo dục phân tích: Nếu giáo viên có trình độ cận B2, họ có thừa cơ hội để giảng dạy tại các cơ sở ngoại ngữ với mức lương cao hơn nhiều so với làm giáo viên tiểu học. Mặt khác, ở nhiều nơi chỉ cố định biên chế cho một giáo viên tiếng Anh thì đã dành cho diện dạy chương trình tự chọn hoặc tăng cường. Nếu những giáo viên này đi học, đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ nhưng vẫn lênh đênh trong diện hợp đồng, liệu họ sẽ gắn bó với trường học được bao lâu?

Chưa có giải pháp lâu dài để giải quyết khó khăn thì năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục tổ chức dạy thí điểm tiếng Anh lớp 4 và nhân rộng dạy tiếng Anh lớp 3 ở những nơi có điều kiện. Theo PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM: “Nếu mỗi giáo viên tiếng Anh dạy 4 lớp (16 tiết/tuần) thì cả nước cần 39.759 giáo viên, trong đó, các tỉnh Đông Nam Bộ cần 4.582 và TPHCM cần 1.763 giáo viên. Từ nay đến năm 2020, mỗi năm, cả nước sẽ cần 6.626 giáo viên, riêng Đông Nam Bộ cần 764 và TPHCM cần 294 giáo viên. Trong khi đó, khoa tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TPHCM mỗi năm chỉ tuyển sinh khoảng 150 chỉ tiêu để đào tạo giáo viên THPT”. Thực tế, tại TPHCM, giáo viên đáp ứng các chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tự chọn thì có đủ nhưng để theo các tiêu chuẩn của bộ là vô cùng nan giải.

Để giữ chân giáo viên, nhiều trường tiểu học đang phải góp nhặt từ nhiều nguồn kinh phí để có thể trả gần 100.000 đồng/tiết dạy cho giáo viên. Tuy nhiên, mức thù lao này vẫn không thấm gì so với các cơ sở ngoại ngữ.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng chừng nào những bất cập về chế độ, thù lao cho giáo viên còn chưa được giải quyết thì đề án giống như đang xây trên cát; nhất là khi có nhiều ý kiến đề xuất Bộ GD-ĐT nên sớm có mã ngành đào tạo giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học nhưng đến nay bộ vẫn chưa lên tiếng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo