xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền Tây vật lộn với cơn lũ lịch sử

Thốt Nốt - Ca Linh

44 người chết do lũ ở các tỉnh ĐBSCL, thiệt hại trên 1.200 tỉ đồng

img
Anh Nguyễn Văn Cảnh ở huyện Tân Hồng - Đồng Tháp mò cắt lúa ngập trong lũ. Ảnh: Linh Tĩnh
Hơn 10 năm, người dân ĐBSCL mới chứng kiến cảnh nước lũ dâng cao, nhiều nơi còn vượt đỉnh lũ năm 2000. Đây là điều khiến các cấp chính quyền địa phương và cả người dân có phần bất ngờ trước những diễn biến phức tạp của lũ.

Điêu đứng

Trước vụ thu đông (vụ 3) năm nay, giá lúa ở khu vực ĐBSCL đứng mức khá cao. Nông dân hy vọng sẽ có một mùa lúa bội thu vì trúng mùa, trúng giá. Hiện tại, một số vùng xuống giống sớm, nông dân thu hoạch xong bán lúa khô với giá từ 7.200 - 7.500 đồng/kg. Theo tính toán, với giá lúa này, trừ hết chi phí thì nông dân cầm chắc có lãi từ 20 - 24 triệu đồng/ha.

Chính vì vậy ngay từ mùa vụ, bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia, nhà khoa học..., hàng ngàn hecta lúa ngoài vùng quy hoạch hoặc có đê bao nhưng chưa chắc chắn vẫn mọc lên theo kiểu “5 ăn 5 thua” với lũ. Hậu quả là hàng ngàn hộ dân ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp phải ngậm ngùi nhìn thành quả lao động của mình bị dìm sâu trong biển nước.

Rất nhiều hộ nông dân sẽ phải đối mặt với khó khăn, thiếu gạo ăn trong thời gian tới và cạn vốn để xuống giống vụ mới sau lũ. Không lâu sau khi mất trắng 52 công lúa trên tuyến đê bao bị vỡ tại ấp Chiến Thắng (kênh Cả Mũi), đến ngày 2-10, gia đình ông Trần Văn Huệ ở xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng - Đồng Tháp lại mất tiếp 3 công lúa cuối cùng dành để lấy lúa giống và lúa ăn tại ấp Thi Sơn (kênh Bắc Viện). “Hết sạch rồi! Nợ cũ trả chưa xong, nợ mới lại tới. Kiểu này nếu không được Nhà nước hỗ trợ, chỉ còn đường bỏ xứ ra đi” - ông Huệ than.

Vỡ đê hàng loạt

Do mưa lũ thất thường, nhiều địa phương đã chi hàng tỉ đồng để xây dựng những tuyến đê bao vô cùng chắc chắn nhưng vẫn bị lũ cuốn phăng. Vụ vỡ đê ngày 3-10 trên tuyến kênh Cà Vàng thuộc xã Thông Bình, huyện Tân Hồng - Đồng Tháp khiến hơn 800 ha lúa bị mất trắng không ai ngờ tới. Ông Nguyễn Chi Lăng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng, cho biết chính ông cũng không ngờ đê bao này được bảo vệ bằng một vách tường gạch khá kiên cố dài đến 7 km, với tổng kinh phí lên đến 4 tỉ đồng lại bị nước lũ đánh sập. Tính ra, tổng số thiệt hại về lúa và kinh phí đầu tư đê bao của xã Thông Bình khoảng 14 tỉ đồng.

Còn trên địa bàn tỉnh An Giang, hàng loạt vụ vỡ đê liên tiếp xảy ra trong thời gian qua khiến hơn 4.000 ha lúa mất trắng. Hiện hàng chục ngàn lượt dân quân ở An Giang, Đồng Tháp thường xuyên túc trực kiểm tra, đề phòng các sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên, ngay trong lúc dốc sức cứu đê, khoảng 11 giờ ngày 16-10, lại thêm tuyến đê bao Long Thạnh - Long Hòa - Long Hưng (thuộc xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) sạt lở khiến hàng chục hecta hoa màu, ao cá của người dân bị nhấn chìm. Trước đó, ngày 14-10, đoạn đê dài hơn 30 m ở khu vực kênh 10, xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc bị vỡ, nước lũ nuốt chửng 250 ha lúa. Sau sự cố này, gần 1.000 ha lúa ở các vùng lân cận thuộc xã Vĩnh Tế đang tiếp tục bị nước lũ uy hiếp và có nguy cơ mất thu hoạch.

Thiệt hại nặng nề

Theo báo cáo, đến ngày 16-10, có 44 người ở các tỉnh ĐBSCL chết do mưa lũ gây ra, trong đó nhiều nhất là Đồng Tháp: 17 người, An Giang: 12 người; trên 1.200 km đường, đê bao bị sạt lở; 7.400 ha lúa hư hại do ngập... Tổng thiệt hại ước tính trên 1.200 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo