xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EVN ngược dòng

PHẠM DƯƠNG

Dư luận không khỏi bất ngờ trước đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh lạm phát vẫn đang trĩu nặng trên lưng người dân; đồng thời một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ mà như vị “tư lệnh” tài chính Vương Đình Huệ đã tuyên bố là từ nay đến cuối năm, không tăng giá điện để kiềm chế lạm phát..

Lý giải cho đề xuất ngược dòng của mình, EVN cho rằng cần phải bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí giá thành điện cũng như để bảo đảm có tiền đầu tư và... giảm lỗ. Tập đoàn này cho biết họ hiện đang bị lỗ khoảng 30.000 tỉ đồng do nhiều nguyên nhân.
Nhìn vào sự biện minh của EVN khi đề xuất tăng giá điện lần thứ hai trong năm thấy cũng không khác mấy trước kia. Trong đó, hai lý do chính là giá bán điện thấp nên không thu đủ tiền để tái đầu tư và buộc phải mua điện giá cao song lại bán giá thấp lúc cao điểm để bảo đảm an ninh năng lượng.

Chưa bàn tới tính xác thực của những số liệu lỗ-lãi mà EVN công bố lúc muốn tăng giá điện, người dân và dư luận vẫn có quyền đặt vấn đề là có buộc phải tăng giá điện trong bối cảnh hiện nay hay không? Bởi có những số liệu cho thấy sự thiếu thuyết phục của EVN khi đề xuất tăng giá điện.

Là một doanh nghiệp song xem ra cung cách làm ăn của tập đoàn  này lại có điều không bình thường. Đối với một doanh nghiệp, khi gặp thời buổi khó khăn, giá đầu vào tăng… thì trước hết, họ phải tìm cách hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh rồi cực chẳng đã mới tính tới chuyện tăng giá bán sản phẩm. Vì tăng giá bán là mất khách hàng, giảm thị phần. Thế nhưng, những số liệu về thua lỗ của EVN trong hoạt động đầu tư ngoài ngành, tổn thất điện năng còn cao… cho thấy tập đoàn này chỉ muốn tăng giá bán hơn là tìm mọi cách để giảm giá thành.

Nhìn ở góc độ khác cũng thấy EVN đã ngược dòng khi đề xuất tăng giá bán điện. Là một tập đoàn Nhà nước lớn lẽ ra EVN phải biết hơn ai khác rằng Chính phủ đang đặt quyết tâm rất cao trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Trong quá trình này, tái cơ cấu đầu tư công, giảm quy mô, tăng hiệu quả và chất lượng đồng vốn đầu tư được xem là một trong những nhiệm vụ chính. Vậy đề xuất tăng giá bán để có thêm tiền đầu tư, trong khi hiệu quả đồng vốn chưa được làm rõ thì EVN đi ngược hay xuôi quyết tâm lớn tái cơ cấu nền kinh tế ?

Phải chăng EVN ỷ vào thế độc quyền, “con cưng” mà tự cho mình quyền ngược dòng như vậy?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo