xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến trường vui hơn ở nhà

TẤN TRỰC – LÊ CÔNG

Không chỉ dạy chữ, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Đinh Nỉ còn bảo đảm bữa ăn tươi và no cho học trò vốn chỉ quen cơm độn chấm muối

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Đinh Nỉ (xã An Vinh, huyện An Lão -  Bình Định) nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mặt biển, lọt thỏm giữa các dãy núi Chè, núi Dừa, núi K’Ho và cạnh con sông Đinh.

Chỉ là trường bán trú nhưng thực tế, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Đinh Nỉ hoạt động như một trường nội trú, góp phần giữ chân nhiều thế hệ học sinh dân tộc H’rê. Năm 2000, khi trường vừa thành lập, do đường dốc nên học sinh phải mất từ 1-3 giờ mỗi ngày lội suối, trèo đèo đến lớp. Đường xa, khó đi nên  nhiều học sinh không chịu đến trường. Thầy cô giáo vận động ráo riết cũng chỉ được những em ở gần. Gần đây, dù đã có đường bê tông nhưng các em vẫn phải đi bộ hơn 10 km nên phần lớn đều ở lại trường, cuối tuần mới về nhà.
img
Sau mỗi buổi học, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Đinh Nỉ cùng nhau chăm sóc vườn rau, cải thiện bữa ăn. Ảnh: Tấn Trực

Từ năm 2008 đến nay, mỗi học sinh được hỗ trợ tiền ăn 140.000 đồng/tháng. Số tiền ăn không nhiều nhưng nhà trường luôn cố gắng bảo đảm ngày 3 bữa vừa no vừa tươi để các em “chắc cái bụng”. Thay vì quen với cơm nhà độn sắn, chấm muối trắng và ít rau rừng qua ngày, bây giờ khi đến trường, các em được ăn cơm trắng cùng cá, lâu lâu đổi món thịt heo kèm rau xanh do thầy cô tự nuôi trồng.

Em Đinh Thị Diệu (lớp 6A1) bẽn lẽn nói: “Chúng cháu không chỉ học cái chữ mà còn được ăn no cơm, so với ở nhà thì ngon hơn nhiều. Ở nhà có khi cả tháng cháu mới được ăn thịt. Đến trường, chúng cháu thấy vui hơn ở nhà”.

Năm học 2011-2012, trường có 6 lớp với 136 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Trong số này, hơn 80 em đang ăn, ở, sinh hoạt tại trường. Chỗ ở là những căn phòng xây, trang bị giường tầng khang trang. Cạnh đó là khu vườn khoảng 300 m2 với đủ các loại rau cải, rau ngót, mồng tơi; 2 sào mì chuẩn bị cho thu hoạch; một ao cá và chuồng nuôi heo. Trường còn trồng cây keo, bạch đàn với diện tích trên 6.000 m2, đến nay đã thu hoạch được 2 lần, thu về hơn 50 triệu đồng. Số tiền này nhà trường giao Công đoàn giữ làm quỹ khen thưởng cũng như thăm hỏi giáo viên, học sinh khi đau ốm.

Thầy Trần Thanh Long, hiệu trưởng, một trong những người đầu tiên đặt chân về trường, tâm sự: “Công tác ở vùng núi lúc nào cũng khó khăn nhưng tôi vẫn vui khi thấy học sinh bám lớp, bám trường”. Ông Nguyễn Văn Phiên, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện An Lão, cho rằng chỉ với 140.000 đồng/học sinh/tháng nhưng cán bộ, giáo viên trường Đinh Nỉ vẫn lo cho các em tương đối đầy đủ. Đây là mô hình cần được nhân rộng để góp phần ngăn học sinh vùng cao bỏ học.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo