xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rút phép cây xăng gian lận

Phương Anh

Các cây xăng ngừng bán không có lý do chính đáng, gắn chip để đong thiếu, bán không đúng giá niêm yết, xăng pha trộn không bảo đảm chất lượng… sẽ bị rút giấy phép kinh doanh ngay

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT - Bộ Công Thương), gian lận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trở thành điểm nóng trên thị trường trong những tháng đầu năm nay. Đáng lưu ý là hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu càng gia tăng khi thị trường có biến động về giá cả, cung cầu.

Đủ kiểu gian lận

Ông Võ Văn Quyền, Phó Cục trưởng Cục QLTT, cho biết hành vi gian lận phổ biến trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là gắn chip điện tử để bơm xăng thiếu, trộn dầu hỏa vào xăng, dùng xăng A83 bán thành A92…

Chỉ trong đợt biến động giá ngày 24-2 và 29-3 hồi đầu năm, nhiều cây xăng trong cả nước đã xuất hiện tình trạng đóng cửa, cắt giảm thời gian bán hàng hoặc bán hàng hạn chế, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Người dân đã đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ, tạo nên cơn sốt giả tạo. Lực lượng QLTT đã kiểm tra 2.267 vụ, xử lý 355 vụ vi phạm với tổng số tiền phạt là 529,95 triệu đồng. Cơ quan này cũng phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do doanh nghiệp đầu mối cung ứng xăng dầu không đủ số lượng hoặc cung ứng chậm và giảm mức hoa hồng dành cho các đại lý, có lúc chỉ còn 20 đồng/lít.

img
Gian lận trong kinh doanh xăng dầu đang rất nghiêm trọng. Ảnh: TẤN THẠNH
Hàng loạt vụ vi phạm đã được phát hiện trong giai đoạn này.  Điển hình là Đội 12B lực lượng QLTT TPHCM phát hiện một cây xăng ở quận 12 treo bảng “cắt điện tạm nghỉ” nhưng kiểm tra thấy xăng vẫn còn rất nhiều và không bị cắt điện. Đội 7B phát hiện một cây xăng ở quận 7 bán xăng nhỏ giọt với mức tối đa chỉ 20.000 đồng/lần cho xe máy và 300.000 đồng/lần cho ô tô trong khi còn tồn 6.002 lít xăng A95, 10.880 lít xăng A92 và 13.022 lít dầu DO. Tại nhiều địa phương khác như Hà Nội cũng xử lý 17 vụ, xử phạt hành chính 62 triệu đồng; Bến Tre phát hiện xử lý 17 vụ với số tiền 117,8  triệu đồng…

Gian lận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đang diễn biến rất phức tạp, tinh vi, buộc phải sử dụng kỷ cương hành chính cao hơn để thiết lập trật tự thị trường.

Ông Võ Văn Quyền, Phó Cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương)

Mới đây, lực lượng QLTT còn phát hiện nhiều vụ kinh doanh xăng dầu trôi nổi, không quản lý được chất lượng. Cụ thể, ngày 14-8, Đội QLTT số 3 tỉnh Bến Tre đã kiểm tra xe chuyên dùng BKS 51E-01877 chạy hướng TPHCM về huyện Bình Đại (Bến Tre), phát hiện vận chuyển 20.000 lít dầu diesel 0,25%S không có hóa đơn, chứng từ, bị xử phạt 15 triệu đồng và tịch thu hàng hoá vi phạm trị giá 370 triệu đồng bán sung công quỹ.
Ngày 23-8, Đội QLTT số 4 Lâm Đồng phát hiện một cửa hàng xăng dầu tại thị trấn Đạ Tẻh (Lâm Đồng) mua 2.000 lít xăng sinh học E5 (giá 18.000 đồng/lít) để pha trộn với hơn 15.000 lít xăng A92 bán theo giá xăng A92 (21.300 đồng/lít) thu lợi bất chính...

Chế tài mạnh để lập lại kỷ cương

Những lộn xộn trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã vào “tầm ngắm” của cơ quan quản lý và được đề cập tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đang được Bộ Công Thương gấp rút hoàn thành để trình Chính phủ thông qua vào cuối năm nay. Nhiều nội dung chế tài mạnh trong dự thảo nhận được sự đồng thuận của các cơ quan liên quan với mục đích nhằm lập lại trật tự trong kinh doanh xăng dầu.

Ông Võ Văn Quyền cho biết theo dự thảo này, hành vi vi phạm của các cây xăng như ngừng bán không có lý do chính đáng, gắn chip để đong thiếu, bán hàng không đúng giá niêm yết, xăng pha trộn không bảo đảm chất lượng… sẽ bị rút ngay giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nếu vi phạm diễn ra đúng vào thời điểm có chủ trương bình ổn giá. Ông Quyền phân tích: Chỉ cần vi phạm một trong các hành vi trên, đại lý kinh doanh xăng dầu có thể bị tước ngay giấy phép trong 12 tháng hoặc vô thời hạn. Hiện nay, mức phạt thấp, người vi phạm, tái phạm chỉ bị rút giấy phép kiểm định chất lượng nên không có tính răn đe.

Theo dự thảo này, mức phạt tiền cũng tăng lên gấp nhiều lần. Cụ thể, cây xăng có giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo lường hết hiệu lực chỉ bị phạt từ 200.000 – 500.000 đồng theo quy định hiện hành, nay dự kiến nâng lên mức cao nhất từ 10 – 20 triệu đồng. Sử dụng phương tiện đo bị sai, bị hỏng hoặc không đúng quy định về đo lường xăng dầu theo quy định hiện hành phạt 7 - 12 triệu đồng, còn theo dự thảo sẽ nâng lên mức 20-30 triệu đồng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo