xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cát Tiên không còn tê giác !

Thế Dũng

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cảnh báo: Nếu không có các biện pháp bảo vệ cũng như ngăn chặn việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A thì không chỉ có tê giác, các loài quý hiếm khác bị mất mà cả Vườn Quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai cũng sẽ có nguy cơ bị xóa sổ

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) trong buổi  họp báo ngày 25-10 đã chính thức công bố thông tin gây sửng sốt nhiều người: Tê giác Java một sừng cuối cùng ở Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đã chết.

Không chỉ mất tê giác một sừng

Theo kết quả phân tích gien của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và VQG Cát Tiên thu thập từ năm 2009 đến năm 2010, tất cả các mẫu phân này đều thuộc về xác cá thể tê giác được tìm thấy tại VQG Cát Tiên vào tháng 4-2010. Xác tê giác này cùng với một viên đạn ở chân và sừng đã bị lấy đi được tìm thấy ngay sau khi cuộc khảo sát kết thúc.
Do vậy, đây là con tê giác cuối cùng và đã chết do phát đạn của kẻ săn trộm. Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam, nhấn mạnh: “Cá thể tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam đã chết. Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam”. Ông Christy Williams, điều phối viên chương trình voi và tê giác châu Á của WWF, nói: “Đưa tê giác trở lại Việt Nam là một việc làm tốn kém và không khả thi. Loài này đã vĩnh viễn mất ở Việt Nam”.
img
Tê giác một sừng từng được tìm thấy tại VQG Cát Tiên nay đã bị tận diệt. Ảnh: Tư liệu WWF
Cuộc họp báo trầm hẳn xuống và tràn ngập cảm xúc, khi nhà bảo vệ động vật Nguyễn Đào Ngọc Vân (nguyên cán bộ Mạng lưới Kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã quốc tế - TRAFFIC) đứng lên phát biểu với nước mắt lưng tròng: “Con tê giác đã chết nhưng tôi vẫn không tin được. Chúng ta chỉ tuyên truyền cho người làm bảo tồn nhưng đã tuyên truyền đến chính quyền địa phương, quan chức chưa?”.

Còn GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, bộc bạch: “Tôi nghĩ đến đây để bàn việc bảo tồn chứ ai ngờ đến để nghe chuyện tê giác cuối cùng chết. Thật đau xót khi phải sửa lại Sách đỏ là tê giác một sừng đã không còn hiện hữu. Nhưng nếu buông xuôi thì sẽ còn mất thêm bò tót, sao la, voi, hổ…”.

Ảnh hưởng nghiêm trọng sinh cảnh các loài

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động tại buổi họp báo về việc thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có thể làm hại thêm nhiều loài thú quý hiếm khác, cũng như giá trị rừng đặc dụng của VQG Cát Tiên, ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG, khẳng định việc xây dựng hàng loạt các con đập thủy điện dứt khoát ảnh hưởng đến sinh cảnh của tê giác và 1.410 loài động vật khác sinh sống ở VQG, trong đó có cả voi, gấu, bò tót, cá sấu… Theo ông Thành, thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 đã đi vào vận hành; Đồng Nai 5 cách VQG khoảng 1 km đang tìm nguồn tài chính để xây dựng và đặc biệt là Đồng Nai 6 và 6A đang lập dự án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh cảnh của các loài ở Cát Tiên.

img
Nhà bảo vệ động vật Nguyễn Đào Ngọc Vân phát biểu với nước mắt lưng tròng: “Con tê giác đã chết nhưng tôi vẫn không tin được. Chúng ta chỉ tuyên truyền cho người làm bảo tồn nhưng đã tuyên truyền đến chính quyền địa phương, quan chức chưa?”.  
Cùng trả lời về mối lo thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, bà Trần Minh Hiền cho biết ở các nước chỉ có một loài động vật quý hiếm là đã có thể thiết lập khu bảo tồn quốc gia để bảo vệ. Trong khi VQG Cát Tiên có hơn 1.400 loài nhưng đặc biệt có tới 40 loài nằm trong Sách đỏ. Đây là VQG duy nhất có rừng nhiệt đới thấp và ẩm ướt, còn các khu rừng khác là trên núi cao. “Việc xây dựng đập thủy điện sẽ ảnh hưởng hạ nguồn, đó là điều hiển nhiên” – bà Hiền khẳng định.

Theo bà Hiền, tất cả vùng rừng ngập nước ở VQG Cát Tiên đã sắp khô cạn, thu hẹp khu vực sinh sống của tê giác và các loài khác. Trong khi chúng cần có suối nước, đầm lầy để có nước uống và thức ăn. Cùng với đó là vùng Cát Lộc đang bị khô hóa. “VQG được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển với giá trị đất ngập nước nhưng nay nước không còn do thủy điện thi nhau mọc lên. Nếu thêm thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, không sớm thì muộn VQG này sẽ bị xóa sổ” – bà Hiền bức xúc. 

Tiếp tục đánh giá tác động thủy điện Đồng Nai 6, 6A

Hôm nay, 26-10, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo khoa học về tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đối với vùng hạ lưu và tỉnh Đồng Nai. Hội thảo sẽ tập trung phân tích các tác động về môi trường, kinh tế - xã hội, đặc biệt là bản sắc văn hóa các dân tộc đang sinh sống tại Đồng Nai. Là địa phương sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nhất từ các tác động tiêu cực của hai dự án thủy điện nói trên nhưng tỉnh Đồng Nai bị gạt khỏi danh sách những địa chỉ được tham vấn ý kiến cũng như  đánh giá ảnh hưởng của dự án.

Trước đó, tỉnh này cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét việc cấp phép cho hai dự án gây nhiều tổn thương cho Đồng Nai.  Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Đồng Nai, người dân cũng tỏ ra lo lắng và  phản đối hai dự án này.

T.Sương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo