Dự án thủy điện Sông Nam - Sông Bắc (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng) chính thức khởi công xây dựng vào ngày 1-6-2010, do Công ty CP Thủy điện Geruco Sông Côn (GSC) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư 1.400 tỉ đồng, được xây dựng trên sông Nam và sông Bắc - vốn là 2 nhánh cấp 1 của sông Cu Đê (Đà Nẵng), gồm 3 nhà máy thủy điện Sông Bắc 1, Sông Bắc 2 và Sông Nam với tổng công suất lắp máy 49,2 MW. Thời gian dự kiến hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Sông Bắc 2 vào năm 2013, hoàn thành cụm nhà máy thủy điện Sông Bắc 1, Sông Nam và hòa vào lưới điện quốc gia là năm 2014.
Lo mất việc làm, sợ hứng lũ
Người dân sống dọc sông Cu Đê cũng thấp thỏm lo tình trạng hứng lũ khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Lòng sông Cu Đê hẹp, hai bên núi cao nên mỗi khi có mưa lớn là nước thượng nguồn ào ạt đổ về khiến mực nước sông dâng lên rất nhanh. Nếu cùng lúc đó, thủy điện cũng xả lũ thì người dân vùng hạ lưu chắc chắn sẽ bị nhấn chìm. Thực tế, năm nào cũng vậy, hễ có mưa lũ là hơn 100 hộ dân thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang phải di chuyển đến nơi khác để tránh lũ.
Tiền trảm hậu tấu
Sau khi nhận được tờ trình nói trên, ngày 30-9-2011, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hứa Đức Nhị đã ký công văn phúc đáp, trong đó nêu rõ: Diện tích đất rừng đặc dụng mà UBND TP Đà Nẵng xin chuyển đổi để xây dựng thủy điện Sông Nam - Sông Bắc lên đến 239,69 ha, trong khi khoản 2, điều 3 và khoản 3 điều 10 của Nghị quyết số 49/2010 của Quốc hội quy định rõ: Nếu muốn chuyển đổi sử dụng đất từ 50 ha rừng đặc dụng trở lên thì phải trình Quốc hội quyết định. Vì vậy, nếu muốn tiếp tục triển khai dự án thủy điện này, Bộ NN-PTNT yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các ngành chức năng và chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ dự án, đánh giá hết tác động của môi trường và báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định có tiếp tục xây dựng thủy điện hay không.
Bình luận (0)