Hơn một tháng qua, công trình thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) bước sang giai đoạn chặn dòng sông Nước Chè, tích nước, chuẩn bị phát điện.
Đường thành sông
của huyện Phước Sơn phải đi lại bằng thuyền. Ảnh chụp tại bến đò Nước Chè
Phát sinh bến đò vì thiếu vốn làm đường
Tại bến Nước Chè có 5 thuyền máy đang hoạt động nhưng chỉ một thuyền được cơ quan chức năng cấp phép. Ông Trần Hoàng Tuấn, chủ thuyền được cấp phép, cho biết mỗi ngày thu được từ 500.000 – 700.000 đồng. Thấy ông Tuấn “hái ra tiền”, nhiều người cũng mua thuyền và đưa đón khách.
Theo quan sát của chúng tôi, các thuyền tuy có trang bị phao cứu sinh nhưng rất ít hành khách dùng đến. “Phao là do chúng tôi bỏ tiền ra mua. UBND huyện có kiểm tra nhưng không hiểu sao vẫn chưa cấp phao cho chúng tôi!” - ông Tuấn nói.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Hoa, Chánh Văn phòng UBND huyện Phước Sơn, cho biết lần đầu tiên huyện này xuất hiện bến đò. “Chúng tôi có biết sự việc tại bến Nước Chè và đã kiểm tra, đình chỉ 4 trong số các phương tiện tại đây. Tuy nhiên, khi không có cơ quan chức năng thì các phương tiện này lại tiếp tục hoạt động”.
Theo ông Hoàng Hoa, trước khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng, UBND huyện Phước Sơn đã phối hợp cùng ban quản lý dự án thi công đường tránh ngập cho dân 5 xã vùng cao với kinh phí dự toán hơn 300 tỉ đồng nhưng do thiếu vốn nên tuyến đường này chưa thể đưa vào sử dụng; cộng thêm việc mưa lũ làm sạt lở đất, gây sình lầy nên mới phát sinh bến đò.
Hậu quả khó lường Trong dự án đường tránh ngập, 3 cây cầu Đắc Sa, Nước Chè, Nước Mỹ do Ban Quản lý Thủy điện Đăk Mi 4 làm chủ đầu tư và chịu trách nhiệm thi công. Ông Đỗ Xuân Yến, Trưởng Ban Quản lý công trình thủy điện Đăk Mi 4, cho biết 3 chiếc cầu trên đã được hoàn thành và bàn giao trước ngày 30-8, còn việc làm đường là do huyện Phước Sơn chịu trách nhiệm. “Người dân nên hạn chế đi lại trong lòng hồ vì mực nước sẽ còn dâng cao. Bên cạnh đó, cây cối trong lòng hồ chưa được thu dọn nếu thuyền máy va phải thì hậu quả khó lường!”.
Bình luận (0)