xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần bảo đảm an toàn tiền gửi

Tô Hà - Thế Dũng

Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi lần đầu tiên được trình Quốc hội đã làm nóng nghị trường trong phiên thảo luận tổ sáng 3-11

img
Cần nâng mức bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: Tấn Thạnh
Sự quan tâm đặc biệt của nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội đến dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi  không phải chỉ vì việc bảo hiểm tiền gửi được nâng lên thành luật. Điều quan trọng là dự thảo được trình lên Quốc hội trong bối cảnh việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang trở nên cấp thiết.

Tránh ngộ nhận về bảo hiểm tiền gửi

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM), do thiếu thông tin, nhiều người dân đang ngộ nhận là tất cả tiền gửi vào ngân hàng đều được Nhà nước bảo lãnh. Là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, ĐB Ngân cho biết đã nhiều lần đề nghị Ngân hàng Nhà nước nói rõ cho dân biết là hạn mức chi trả bảo hiểm tối đa chỉ 50 triệu đồng nhưng không được tiếp thu vì lý do nhạy cảm. “Tình thế hiện nay đang khó khăn nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn. Lãi ngân hàng hưởng, lỗ lại đẩy cho người dân và Nhà nước chịu là rất nguy hiểm. Cần thông báo rõ ràng để người dân ý thức được việc lựa chọn ngân hàng uy tín khi gửi tiền” - ĐB Ngân nói.

Về mức bảo hiểm, ĐB Trần Hoàng Ngân cho rằng cần nâng lên khoảng 150 - 200 triệu đồng vì mức chi trả 50 triệu đồng, tương đương 2,5 lần thu nhập bình quân đầu người là quá thấp, không an toàn. Theo thông lệ quốc tế, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi thường được điều chỉnh sau khủng hoảng kinh tế. Ví dụ, Mỹ đã điều chỉnh mức chi trả từ 3 lần thu nhập bình quân đầu người lên 5 lần; có nước châu Á điều chỉnh lên đến 74 lần sau khủng hoảng tài chính.

Một số ĐB đề nghị phải tăng mức phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm tiền gửi có khả năng chi trả cao hơn. Tính đến cuối năm 2010, vốn hoạt động của tổ chức này hình thành từ nguồn thu phí chỉ đạt 6.900 tỉ đồng. Tuy không có ngân hàng nào đổ vỡ phải trả bảo hiểm tiền gửi nhưng tài sản của một ngân hàng nhỏ hiện nay tương đương khoảng 10.000 tỉ đồng, nếu có 2 ngân hàng phá sản là vượt quá khả năng chi trả của bảo hiểm tiền gửi.

Thận trọng với bảo hiểm tiền gửi ngoại tệ

Nhiều ý kiến không tán thành với quan điểm không bảo hiểm tiền gửi đối với vàng và ngoại tệ như đề xuất của dự thảo luật và thẩm định của Ủy ban Kinh tế.

ĐB Trần Hoàng Ngân cho rằng xét về lâu dài, chỉ nên bảo hiểm đối với tiền gửi bằng nội tệ để chống đô la hóa. ước tính đến năm 2010, toàn hệ thống ngân hàng huy động được khoảng 10 tỉ USD tiền gửi. Một phần tiền kiều hối gửi về hằng năm được gửi vào ngân hàng. Nếu không bảo hiểm cho tiền gửi ngoại tệ, có thể người dân sẽ rút tiền khỏi ngân hàng, tình trạng căng thẳng ngoại tệ sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Cùng quan điểm này, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình), nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng khi nào còn huy động vàng và ngoại tệ thì phải có công cụ bảo vệ quyền lợi cho người gửi. Trong tương lai, không huy động nữa thì phải có định chế khác để điều tiết trong thời gian chuyển đổi. Cần giải thích rõ chính sách với người dân, tránh gây hiệu ứng tâm lý không tốt, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.

Một số ĐB còn băn khoăn trước quy định chỉ thực hiện bảo hiểm tiền gửi đối với cá nhân. ĐB Trần Thanh Hải (TPHCM) kiến nghị cần bổ sung đối tượng được bảo hiểm là tổ chức chính trị xã hội vì trong hoạt động Công đoàn, nguồn thu phí rất lớn được gửi tại ngân hàng, chỉ giữ lại một khoản rất nhỏ để chi tiêu. Nếu không được bảo hiểm, quyền lợi của đoàn viên Công đoàn không được bảo đảm.  

Hôm nay, 4-11, buổi sáng, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Quảng cáo và dự án Luật Giáo dục đại học; buổi chiều, QH họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng chống rửa tiền, dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Mức phạt hành chính cao nhất 2 tỉ đồng

Chiều 3-11, Quốc hội đã nghe các tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quảng cáo, Luật Giá, Luật Giám định tư pháp, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đáng chú ý, theo dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính, các mức phạt đều tăng từ 4-5 lần. Cụ thể, mức phạt tối thiểu tăng từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng, mức phạt tối đa tăng từ 500 triệu đồng lên 2 tỉ đồng. Mức phạt đến 2 tỉ đồng được quy định đối với 5 lĩnh vực là quản lý các vùng biển và thềm lục địa; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; quản lý rừng, lâm sản; quản lý tiền tệ, tín dụng, chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý tài nguyên nước, dầu khí và các khoáng sản khác, bảo vệ môi trường, đất đai...
T.Dũng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo