xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ồn ào... dự thảo Luật nhà văn!

Tiểu Quyên. Ảnh: Internet

(NLĐO) - Những ngày qua, hàng loạt trang web, diễn đàn tràn ngập ý kiến xoay quanh Luật nhà văn đang được dự kiến đưa vào chương trình xây dựng pháp luật tại Quốc hội khóa XIII. Nhiều người trong giới thẳng thắn cho rằng đề xuất luật này là "vô duyên" và không phù hợp.

Làng văn đang im ắng tác phẩm lại xôn xao vì dự thảo luật nhà văn vừa được đưa ra ngày 2-11. Đây là dự thảo chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII. Ngay từ khi có thông tin về luật này, dư luận lập tức xôn xao, nhiều lời bàn tán, thảo luận của giới văn sĩ bùng nổ trên các diễn đàn, blog cá nhân.


img
     
img
Sắp có Luật nhà văn?
                               
Trên blog Quechoa nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Quang Lập ngay lập tức xuất hiện bài thơ “tranh thủ trước khi có luật” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, kèm theo lời nhắn nhủ: “Không biết đã có luật cấm nhà thơ được dị bổn chính thơ mình hay không ? Ở xứ mình cái gì không cấm là cho – Cái gì không cho là cấm. Chiếu theo nhận định ấy, nay tôi – Đỗ Trung Quân sau 25 năm trình làng bài thơ Bài học đầu cho con khi phổ nhạc có tên Quê hương xin cho ra, mắt tiếp Quê hương bis trước khi bị tịch thu dị bản”.
 
“Quê hương làm gì có luật
Nên ta luồn lách mỗi ngày
Quê hương mình thường lách luật
Huề tiền lắm vụ hay hay…
… Quê hương ngu gì có một…”
(Trích Quê hương bis)
                                               
Không chính thức đăng đàn phát biểu, nhưng nhiều nhà văn, nhà thơ đều “cười khẩy” cùng với những lời “cay đắng” trong những cuộc phiếm đàm về Luật nhà văn. Thơ văn là sản phẩm của sáng tạo tự do, không thể bắt ép người này được hoặc không được viết cái này hay cái kia.
              
Chia sẻ với Người Lao Động, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nói: “Có lẽ Quốc hội đã bắt đầu có những người thông minh thích đùa. Sáng tạo không phải là công việc có thể bao cấp. Việc kiểm duyệt, quản lý đã có luật xuất bản rất chi tiết rồi cần thiết gì đến luật nhà văn? Các nước tiến bộ trên thế giới còn không có chuyện can ngăn sáng tạo nữa là. Còn có quá nhiều vấn để thiết thực hơn thì lại không lo bàn tới, Luật Nhà văn mà ban hành thì cũng chỉ làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh thêm chứ chẳng lợi gì cả”.
                                                                                 
img
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng đồng quan điểm: “Thật vớ vẩn và khôi hài, xúc phạm đến công việc sáng tạo vốn có ý nghĩa thiêng liêng với người cầm bút. Tôi không tin Quốc hội sẽ đồng ý thông qua dự luật này. Còn bao nhiêu vấn để phải lo, những người đứng đầu không phải vô công rỗi nghề để lo những việc kiểu nhàn cư vi bất thiện như vậy”.
                                                                     
Những người trong giới bắt đầu góp “cao kiến” vào cho dự luật. Trên blog cá nhân, nhà thơ Nguyễn Tường Thụy viết: “Đã qui định về nhà thơ và làm thơ thì phải có chế tài. Sẽ có qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thơ, ví dụ công bố thơ khi không phải nhà thơ thì phạt bao nhiêu tiền. Trong Bộ luật hình sự có thêm tội danh “làm thơ ám chỉ”. Người nào làm thơ ám chỉ, nội dung không rõ ràng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, đi tù mấy năm đến mấy năm. Tình tiết tăng nặng như ám chỉ nhiều lần, ám chỉ có tổ chức thì tội nặng hơn. Rồi phải thi nhà thơ xong rồi thì chỉ nhà thơ mới được làm thơ. Nhưng khổ nỗi những người trượt nhà thơ vẫn có cảm hứng thơ thì sao?” .
 
 
img
Nhà văn Nguyễn Quang Lập
  
Nhà văn Nguyễn Quang Lập thêm những đề xuất châm biếm khôi hài cho Luật nhà văn: “1. Cấm quan lại, đại gia bỗng nhiên đổ đốn ra làm thơ, đem thơ đi in, đi phổ nhạc, đi ngâm nga. 2. Cấm mấy ông làm thơ vườn ứng cử Đại biểu quốc hội.  Bởi vì đích thị những kẻ này mới nghĩ ra luật điên rồ luật dở hơi, ấy là Luật nhà văn. Chắc chắn họ là những kẻ rất không bình thường”.
                                                                                
Vốn dĩ đã có Luật xuất bản để ngăn chặn các tác phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục, mê tín, khiêu dâm đồi trụy… Vậy cần thêm Luật nhà văn để làm gì?

Nhiều người nói đùa rằng, nếu đã có Luật nhà văn thì cũng nên có thêm Luật "mây bay gió thổi!".
 

Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội, bác sĩ, nhà văn Nguyễn Minh Hồng cho biết: “Sáng kiến Luật nhà văn không phải của tôi. Đó là trong một hội nghị của Hội Nhà văn, đồng chí Hữu Thỉnh đề xuất và tôi có hứa sẽ trình trước Quốc hội. Vì vậy tôi chỉ là người làm cầu nối để trình ý tưởng của Hội Nhà văn thôi. Luật này điều chỉnh rất nhiều. Nào là các tác phẩm được xuất bản, các quy định đối với nhà văn ra sao, chế độ nhuận bút và các chế độ chính sách khác thế nào, chế độ thẩm định rồi quy định viết về cá nhân, viết về lịch sử phải thế nào...”

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo