xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở cửa thoát hiểm máy bay để… ngắm cảnh!

Tô Hà

Tưởng cửa thoát hiểm là cửa sổ, một hành khách đã mở để ngắm cảnh khiến chuyến bay phải hoãn

img
 Mỗi năm ở nước ta có cả chục vụ hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm. Ảnh: Ngọc Dung
Một chuyến bay đêm của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) mang số hiệu VN1162, hành trình TPHCM – Hà Nội hôm 5-11 đã bị chậm hơn 2 giờ vì một hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm.

Đã xảy ra nhiều vụ

Hành khách vi phạm là Nguyễn Đức Duy (quê huyện Củ Chi - TPHCM), sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Tài nguyên Môi trường. Chỗ ngồi gần cửa thoát hiểm nhưng tưởng là cửa sổ nên Duy đã mở để ngắm cảnh bên ngoài khiến phao trượt bung ra, buộc cơ trưởng phải quyết định hoãn chuyến. Đây là chuyến bay được thực hiện bằng máy bay A321, cửa thoát hiểm có cấu tạo bao gồm cả phao trượt nối từ thân máy bay xuống đất để hành khách thoát ra khỏi máy bay một cách nhanh nhất. Phao trượt khi đã bung ra thì không thể cuộn lại ngay được nên toàn bộ hành khách phải chờ bố trí sang một máy bay khác, khởi hành chậm hơn 2 giờ so với lịch trình.

Vụ việc được lập biên bản và chuyển lên Thanh tra Hàng không xử lý vì mức phạt tiền đối với hành vi nói trên là từ 10 - 20 triệu đồng, vượt quá thẩm quyền ra quyết định xử phạt của Cảng vụ Hàng không miền Nam. Dự kiến hôm nay (7-11), Chánh Thanh tra Hàng không sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của Nguyễn Đức Duy. Theo hành khách này, vì lần đầu tiên đi máy bay nên đã vô ý vi phạm an toàn bay.

Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết chỉ tính riêng các chuyến bay đến/đi từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), đây là vụ thứ 4 hành khách mở cửa thoát hiểm, gây ảnh hưởng đến an toàn bay.

Cách đây khoảng 2 tháng, một chuyến bay từ TPHCM đi Hà Nội phải hoãn nhiều giờ vì một hành khách bất ngờ mở cửa thoát hiểm ở cuối máy bay để… đi vệ sinh.

Tại sân bay Tuy Hòa (Phú Yên) cũng xảy ra trường hợp hành khách có chỗ ngồi 1A (gần cửa thoát hiểm) vịn tay vào vị trí mở cửa, làm cửa thoát hiểm mở ra vào thời điểm máy bay đã hạ cánh, đi hết đường lăn vào vị trí đỗ. Hành khách này không chịu nộp phạt vì cho rằng đây là hành động vô ý, xảy ra khi máy bay đã vào vị trí đỗ. Hơn nữa, cửa thoát hiểm của máy bay ATR72 không có phao trượt, có thể đóng ngay lại được nên thiệt hại không đáng kể.

Xem lại hiệu quả tuyên truyền

Theo nhà chức trách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hành vi mở cửa thoát hiểm gia tăng trong vòng 2-3 năm trở lại đây.

Trong các cuộc hội thảo về an ninh, an toàn hàng không gần đây, một số cảng vụ đã lưu ý với các hãng hàng không về hiện tượng này và đề nghị phải tăng cường công tác tuyên truyền.

Bên cạnh những quy định cần thiết như chỉ bố trí ngồi gần cửa thoát hiểm đối với hành khách trên 15 tuổi, không phải người già, không bị tàn tật…, cần bổ sung các quy định khác cho phù hợp với trình độ dân trí Việt Nam. Ví dụ, đưa ra các cảnh báo tại quầy check in về cửa thoát hiểm; nhắc nhở đích danh mỗi hành khách được bố trí ngồi gần cửa thoát hiểm tại nơi làm thủ tục hoặc khi đã ngồi đúng ghế trên máy bay; thậm chí, phải ghi rõ cảnh báo bằng tiếng Việt một cách ấn tượng ngay cửa thoát hiểm để hành khách biết mình không được mở.

Thế nhưng, các hãng hàng không lại cho rằng hành khách đi máy bay có cả người nước ngoài nên mọi quy định cần được vận dụng theo thông lệ quốc tế. 

Trong một vài trường hợp cụ thể, nhà chức trách hàng không cũng yêu cầu hãng vận chuyển phải xem lại tiếp viên đã làm đúng trách nhiệm của mình trên chuyến bay hay chưa. Để có thể mở, nâng và đẩy cánh cửa thoát hiểm nặng khoảng 15 kg, người mở cửa không chỉ cần sức khỏe mà cần có kỹ năng thực hiện đúng quy trình của nhà chế tạo máy bay. Vậy tại sao trong suốt quá trình hành khách loay hoay mở cửa, tiếp viên không phát hiện để ngăn chặn kịp thời?

Đe dọa nghiêm trọng tính mạng hành khách

Trên hệ thống sân bay cả nước, mỗi năm, có cả chục vụ hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm. Rất may, chưa có vụ nào xảy ra trong lúc đang bay, nếu cửa thoát hiểm bật ra khi máy bay đang ở trên cao, người ngồi gần cửa có thể bị hút ra ngoài; áp suất trong máy bay cũng bị thay đổi, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng hành khách.

Thiệt hại do hành vi này gây ra khi máy bay đang ở dưới mặt đất cũng không hề nhỏ. Đối với những loại máy bay thân lớn, có phao trượt như A320/321, Boeing 777…, hãng hàng không buộc phải đổi phương tiện khai thác để cuộn lại cửa. Riêng chi phí đưa máy bay sang Singapore để đóng lại cửa cũng mất khoảng 10.000 USD, chưa kể thiệt hại do tạm thời phải “cắt” một máy bay khỏi lịch khai thác. Đầu năm 2011, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay trong nước đã tự đảm nhiệm được hạng mục kỹ thuật này đối với loại máy bay A320/321 nên thiệt hại có thể được giảm bớt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo