xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến nghị giữ nguyên giờ học

MINH QUYÊN thực hiện

Những trường nằm gần nhau trên tuyến đường trọng điểm sẽ có điều chỉnh giờ học và giờ về chênh lệch nhau từ 10 – 30 phút. Các cổng trường được mở và điều tiết tùy vào mật độ giao thông

* Phóng viên:Thưa ông, vì sao Sở GD-ĐT TP vẫn giữ phương án lệch giờ học như năm 2009? Việc điều chỉnh lệch giờ học và giờ về giữa các cấp, các trường, các khối lớp từ 5 - 30 phút như hiện nay liệu có hiệu quả?

img
- Ông Trần Khắc Huy,
Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên Sở GD-ĐT TPHCM: Báo cáo từ các quận, các trường về việc thực hiện các biện pháp kéo giảm ùn tắc giao thông trong ngành GD – ĐT từ năm 2009 đều ghi nhận việc bố trí lệch giờ học như hiện nay góp phần làm giảm ùn tắc giao thông ở trước cổng các trường học vào giờ tan trường.
Tuy chỉ chênh lệch nhau giữa các khối lớp trong một trường, giữa các trường trong khu vực (hoặc trong một tuyến đường) từ 5-30 phút nhưng cũng đã giải quyết tốt tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ tan học. Nếu lại tiếp tục điều chỉnh, không những ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của học sinh mà còn gây sự xáo trộn lớn đến công việc của đa số phụ huynh về việc đưa đón con em đi học. Chưa kể tình hình kẹt xe mỗi nơi mỗi khác nên để mỗi địa phương phối hợp với các trường trong khu vực linh động điều chỉnh sẽ phù hợp hơn.

* Mặc dù TPHCM đã điều chỉnh lệch giờ học cho các cấp học và từng địa phương đã bố trí lệch giờ học cho các trường, các khối lớp trong trường khác nhau nhưng tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra, nguyên nhân do đâu?

- Thực ra, việc ùn tắc trước cổng trường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không nghiêm trọng.  Cái khó lớn nhất là những trường ở khu vực có mật độ giao thông cao như các quận 1, 3, Bình Thạnh, Tân Bình... Đây vốn đã là những khu vực có các tuyến đường nhỏ nhưng mật độ lưu thông cao, thường xuyên diễn ra kẹt xe, vì vậy việc ùn tắc giờ cao điểm trước cổng trường là không tránh khỏi. Từng địa phương, từng trường cũng có phương án riêng để kéo giảm ùn tắc.
Những trường nằm gần nhau trên tuyến đường trọng điểm sẽ có điều chỉnh giờ học và giờ về chênh lệch nhau từ 10 - 30 phút. Các cổng trường được mở và điều tiết tùy vào mật độ giao thông. Ví dụ khu vực Trường THCS Lê Lợi (quận 3), cổng đối diện với vòng xoay ngã sáu Dân chủ và đường Võ Thị Sáu thường bị ùn tắc nên chỉ cho học sinh đi bộ ra về cổng này. Phụ huynh sẽ đón con ở cổng đường Lý Chính Thắng và Nguyễn Thông.
img

Phụ huynh đón con lấn chiếm lòng đường gây ùn tắc giao thông trước cổng Trường

Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1 - TPHCM) chiều 22-11. Ảnh: XUÂN THẢO

* Với trường học không có sân bãi thì có biện pháp gì để kéo giảm ùn tắc hay không khi phụ huynh đều phải đậu xe dưới lòng lề đường để đón con?

- Tình trạng ở một vài trường do diện tích chật hẹp, thiếu sân bãi cho phụ huynh đứng chờ con cũng là một vấn đề nan giải hiện nay của sở. Vì thế, Sở GD-ĐT đã đề nghị các trường phối hợp với địa phương tìm khu đất trống lân cận để phụ huynh đậu xe, tuyệt đối không để phụ huynh đậu xe dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông.

* Hiện nay, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc trước cổng trường gia tăng ở  khu vực trung tâm là phụ huynh đậu ô tô trước cổng trường để đón con, Sở GD-ĐT có kiến nghị biện pháp gì không?

- Các trường hiện nay không đủ nơi để cho ô tô đậu, càng không thể cho ô tô chạy vào sân trường vì sẽ gây nguy hiểm cho học sinh. Vì thế, ở một số trường thuộc khu vực trung tâm TP, phụ huynh thường đậu xe dưới lòng đường để chờ con em mình. Đây là việc mà Sở GD-ĐT không thể can thiệp được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các sở, ngành TP trong việc điều tiết giao thông ở khu vực này.

Để tránh tình trạng ô tô đưa đón con em đậu trước cổng trường vào giờ tan học ở khu vực trung tâm TP, theo tôi các cơ quan chức năng nên nghiên cứu để có biện pháp cấm ô tô đậu và dừng ở thời điểm nhất định nào đó trong ngày đối với các tuyến đường này, ví dụ như từ 16 giờ – 18 giờ.

* Sở GD-ĐT TPHCM có giải pháp gì để góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông?

- Sắp tới, Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với các ban, ngành chức năng TP tham mưu cho Thường trực UBND TP rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch, lộ trình di dời các trường ĐH, CĐ, TCCN ra khu vực vùng ven, ngoại thành. Đồng thời, sở khuyến khích các đơn vị trường học sử dụng xe Daihatsu dưới 12 chỗ ngồi đưa đón học sinh nhằm giảm áp lực sử dụng xe máy vào các giờ cao điểm cũng như hạn chế tai nạn và góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông...

Tùy thực tế từng địa phương

Theo phương án điều chỉnh lệch giờ học năm 2009, khối mầm non giữ nguyên giờ học là 7 giờ 30 phút và giờ về là 16 giờ; khối tiểu học điều chỉnh giờ học và giờ về buổi chiều muộn hơn 15 phút là 13 giờ 15 phút và 16 giờ 45 phút; khối THCS điều chỉnh giờ học và giờ về muộn hơn 15 phút, giờ học buổi sáng là 7 giờ 15 phút và giờ về buổi chiều là 17 giờ 15 phút; khối THPT điều chỉnh giờ học muộn hơn 15 phút là 7 giờ và 13 giờ, riêng giờ về buổi chiều muộn hơn 30 phút là 17 giờ 30 phút.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương có các cụm trường nằm trên tuyến đường trọng điểm thường xuyên ùn tắc giao thông thì thủ trưởng đơn vị các cấp học chủ động phối hợp điều chỉnh giữa các khối lớp, giữa các trường nhằm giải quyết tốt nhất việc ùn tắc giao thông.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo