Trước đó, sau khi Báo Người Lao Động phản ánh (số ra ngày 20-11-2011), cơ quan trên cũng đã cử cán bộ xác minh, kết luận ban đầu có hàng chục trường hợp thuê bao điện thoại cố định được cho là đã “đi khỏi nơi ở”. Tuy nhiên, kết quả điều tra lần sau cho thấy hầu hết các thuê bao vẫn còn ở địa phương, chỉ có một số ít đi khỏi địa bàn làm ăn.
Ngoài vụ việc trên, còn nhiều khuất tất trong quản lý, tài chính của VNPT Ninh Thuận mà cơ quan chức năng cũng sẽ làm sáng tỏ. Điển hình trong năm 2010, lãnh đạo VNPT Ninh Thuận đã để nợ quá hạn hàng tỉ đồng tiền mua thiết bị, hàng hóa, vật tư, có nguy cơ gây thiệt hại tài chính do không được hoàn thuế theo quy định.
Ngoài ra, VNPT Ninh Thuận còn một số sai phạm khác như quản lý tài sản công lỏng lẻo để xảy ra mất cắp vật tư nhiều lần trong năm 2010 có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Đáng nói là lãnh đạo VNPT Ninh Thuận đã đưa giá trị tài sản công bị mất cắp này vào khoản tổn thất tài chính để lấy nguồn kinh phí sản xuất kinh doanh bù đắp mà không quy trách nhiệm cho bất kỳ cá nhân nào...
Bình luận (0)