xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để sinh viên “tự bơi”

Bích Vân

Tại các trường ĐH ở Đà Nẵng, việc học ngoại ngữ được nhà trường chú trọng ngay từ đầu khóa học để bảo đảm chuẩn đầu ra cho sinh viên khi tốt nghiệp

img
Sinh viên lớp quản trị kinh doanh của Trường ĐH Duy Tân học tiếng Anh tại trường. Ảnh: Trần Hân
Mặc dù áp dụng các chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác nhau nhưng các trường ĐH tại Đà Nẵng đều tổ chức khảo sát và mở lớp học ngoại ngữ cho sinh viên. Việc học ngoại ngữ kéo dài trong suốt quá trình học nhằm giúp sinh viên có thể dễ dàng vượt qua chuẩn ngoại ngữ để được xét tốt nghiệp.

Môn học chính khóa

Tại Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, chuẩn đầu ra tiếng Anh được quy định tùy từng ngành, dao động từ khoảng TOEIC 450-500. Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Phó trưởng Phòng Đào tạo, cho biết từ năm 2008, trường này áp dụng quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên. Tuy nhiên, việc dạy và học ngoại ngữ đã được chú trọng từ những năm trước khi áp dụng chuẩn. Theo đó, ngoại ngữ được xem là  môn học chính khóa và được tính vào điểm tích lũy trung bình. Bắt đầu nhập học, sinh viên phải trải qua kỳ khảo sát tiếng Anh, sau đó tùy theo kết quả mà được xếp vào lớp học tương ứng với trình độ. Đối với các sinh viên không học tiếng Anh ở bậc phổ thông, phòng đào tạo sẽ linh hoạt tổ chức một lớp tiếng Anh dự bị để giúp họ nắm vững kiến thức.

Mặt khác, đối với chuẩn đầu ra tiếng Anh, sinh viên có thể tự tích lũy các chứng chỉ ở ngoài trường. Để giảm bớt lệ phí thi của sinh viên, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng tổ chức một kỳ thi sát hạch với trình độ tương đương những chứng chỉ trên với khoản tiền 60.000 đồng/sinh viên. Tại Đà Nẵng, cách làm này cũng được áp dụng ở các trường: ĐH Bách khoa, ĐH Kiến trúc, ĐH Duy Tân.

Trau dồi suốt khóa học

GS-TS Nguyễn Tấn Quý, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, cho biết đây là năm học đầu tiên nhà trường quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên với mức TOEIC 350. Song song với việc đạt chuẩn, trường vẫn tổ chức dạy ngoại ngữ nhằm tránh tình trạng sinh viên sao nhãng việc học.

GS-TS Nguyễn Tấn Quý tin chắc rằng số lượng sinh viên thiếu chứng chỉ đầu ra tiếng Anh sẽ rất ít, vượt qua chương trình đào tạo tiếng Anh trong trường thì sinh viên ắt hẳn đạt chuẩn dễ dàng. “Các năm sau, nhà trường cũng dự kiến sẽ nâng mức chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên cao hơn mức hiện hành”- GS-TS Nguyễn Tấn Quý khẳng định.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Phú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, nhà trường luôn định hướng cho sinh viên tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ bên cạnh các môn chuyên ngành. Chính vì vậy, sinh viên của trường phải trau dồi liên tục tiếng Anh từ năm nhất đến năm cuối để hỗ trợ cho công việc sau này.

Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh thì cho rằng việc thả nổi cho sinh viên tự học ngoại ngữ như một số nơi là không nên, cần thiết phải xem tiếng Anh như một môn học bắt buộc. Bên cạnh việc quy định chuẩn ngoại ngữ đầu ra, các trường phải tính tới việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên. Khi đó sinh viên sẽ có ý thức đối với việc học môn này và kết quả chuẩn đầu ra sẽ bảo đảm chất lượng chứ không mang tính chất đối phó.

Ít sinh viên nợ chứng chỉ

Theo thống kê của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, khóa 2006 -2011 chỉ có 10 sinh viên không được xét tốt nghiệp vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Đây là khóa đầu tiên nhà trường quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ là TOEIC 450.

Tại Trường ĐH Duy Tân, số sinh viên không ra trường vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ cũng rất thấp, chỉ khoảng vài phần trăm mỗi năm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo