xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bình tĩnh với đồng euro

Thy Thơ

Sự suy yếu của đồng euro không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô Việt Nam vì doanh số giao dịch bằng euro của nước ta thấp. Tuy nhiên, người đang nắm giữ euro sẽ bị thiệt nếu tỉ giá đồng tiền này đi xuống

img
Giá đồng euro đang biến động mạnh trên thị trường tiền tệ quốc tế
Khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu đang đe dọa đến số phận đồng euro. Liệu đồng tiền này có tác động đến thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (DN) xuất, nhập khẩu Việt Nam?

Lên xuống thất thường

Thực tế, tỉ giá euro tại Việt Nam gần đây biến động không nhiều. Đầu tháng 12-2011, một euro đổi được 28.656 đồng; đến ngày 8-12 được 28.558 đồng, chỉ giảm 98 đồng. Điều khá bất thường ở Việt Nam là lãi suất tiền gửi bằng euro tại một số ngân hàng (NH) nhỏ lên tới 3% - 4%/năm, trong khi các NH lớn chỉ ở mức 0,5%/năm. Nhiều người trong cuộc cho biết trong bối cảnh thiếu hụt tiền đồng, không ít NH tăng mạnh lãi suất huy động vốn euro, rồi thế chấp loại tiền này để vay vốn VNĐ từ NH bạn nhằm giải quyết cấp thời tình trạng mất cân đối nguồn vốn.

Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, lãi suất euro không thay đổi. Thế nhưng, tỉ giá euro/USD trong thời gian gần đây biến động khá thất thường. Ngày 25-11, một đồng euro chỉ đổi được 1,32 USD nhưng sau đó lại leo lên 1,34 USD vào ngày 7-12 và đến 11 giờ ngày 8-12 xuống còn 1,33 USD.

Theo các NH, do DN phổ biến vẫn dùng USD để thanh toán cho đối tác nước ngoài nên nhu cầu về euro rất thấp. Số ít DN nhập khẩu hàng hóa từ khu vực châu Âu cũng đã tính toán được mức độ biến động giữa USD với euro và VNĐ nên khi euro giảm giá, họ không gặp rủi ro. Mặt khác, hàng hóa của DN Việt Nam xuất sang các quốc gia sử dụng đồng euro cũng thường được thanh toán bằng USD. Vì thế, khi euro suy yếu so với USD không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của DN...

Kỳ vọng thị trường ổn định

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng khi euro mất giá tức USD trên thị trường quốc tế tăng giá. Điều này sẽ làm cho hàng hóa của Việt Nam tại thị trường châu Âu trở nên đắt đỏ, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam tại châu Âu. Một số DN xuất khẩu vào châu Âu cho biết đã có hiện tượng sụt giảm đơn hàng từ thị trường này và họ không lạc quan về tình hình trong năm 2012. Trong khi đó, một số DN đang xuất hàng ổn định sang châu Âu thì nhận thấy có thay đổi trong cung cách làm ăn của đối tác.

“Sự suy yếu của đồng euro không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô Việt Nam vì doanh số giao dịch bằng euro của nước ta thấp. Tuy nhiên, người đang nắm giữ euro sẽ bị thiệt thòi nếu tỉ giá đồng tiền này so với VNĐ đi xuống. Còn DN đã biết cách quay nhanh dòng tiền nên việc euro giảm giá không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh”- TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, nhận xét.

TS Lê Thẩm Dương cho biết: Theo kế hoạch, cuối ngày 8-12, các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhóm họp để quyết định số phận đồng euro. Tuy nhiên, khả năng đồng euro sụp đổ rất thấp vì nhiều quốc gia sẽ thỏa thuận được các giải pháp cứu trợ kinh tế châu Âu. Nhiều khả năng cuối ngày 8-12, NH Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm lãi suất cơ bản đồng euro để kích thích sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… cũng đang kêu gọi dân chúng dùng hàng nội địa nhằm vực dậy nền kinh tế, bảo vệ đồng euro.

Theo ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH Xuất nhập khẩu Việt Nam, ECB hạ lãi suất cơ bản đồng euro đồng nghĩa euro tiếp tục suy yếu so với nhiều đồng tiền khác. Tuy nhiên, nếu các giải pháp xử lý nợ công tại châu Âu phát huy tác dụng thì euro có thể tăng giá trở lại. Đơn cử, ngày 5-12, Pháp và Đức thông qua kế hoạch giải cứu nợ công ở châu Âu, lập tức euro tăng giá so với USD.

Số phận của đồng euro được quyết định vào khoảng 22 giờ ngày 8-12 (theo giờ Việt Nam). Theo các chuyên gia, nếu đồng tiền này không sụp đổ và các giải pháp xử lý nợ công châu Âu phát huy tác dụng thì euro có thể tăng giá trở lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo