xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạm dừng thành lập tập đoàn kinh tế mới

Tô Hà

Đó là ý kiến của Bộ Kế hoạch - Đầu tư tại hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước tổ chức ngày 9-12 tại Hà Nội

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) Đặng Huy Đông, cả nước hiện có 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước được thí điểm thành lập, nắm giữ 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng số vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động.

Vượt năng lực quản lý

Hầu hết tập đoàn kinh tế Nhà nước đều chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh thị trường ở những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Phần lớn các tập đoàn đều kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với các ưu đãi về nguồn lực và các lợi thế khác, bảo đảm những cân đối lớn nền kinh tế nhưng thiếu bền vững.

Đối với nhiệm vụ chính trị, công ích, đến nay vẫn chưa có phương thức tính toán lượng hóa chi phí để bù đắp hoặc đánh giá kết quả, tác động của các tập đoàn khi thực hiện những nhiệm vụ này. Vì thế đã tạo cớ để tập đoàn kinh tế biện minh cho sự kém hiệu quả.

img
Vinashin - một trong những tập đoàn kinh tế phải được tái cấu trúc trong năm 2012. Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Đáng lưu ý là việc thành lập tập đoàn kinh tế thí điểm trong thời gian qua đã vượt quá trình độ, năng lực quản trị của bộ máy quản lý của tập đoàn, làm hạn chế kết quả hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung và quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nói riêng. Hiện tượng đầu tư nóng vào chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bất động sản không chỉ mang tính rủi ro cao mà còn làm hạn chế cơ hội của khối tư nhân.

Từ thực tế này, Bộ KH-ĐT kiến nghị trước mắt cần tạm dừng việc thí điểm thành lập mới tập đoàn kinh tế Nhà nước trong 2-3 năm tới để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và cơ cấu tổ chức, việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu Nhà nước.

Hoàn thiện khung pháp lý

Vấn đề quản lý, giám sát tập đoàn được xem là một trong các điểm yếu lớn của cơ chế hiện nay. Theo Bộ Tài chính, HĐQT của tập đoàn được phân quyền quá lớn, thậm chí lớn hơn thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong vấn đề đầu tư. Đặc biệt, việc chưa tách bạch rõ chức năng quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động và là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ ở một số tập đoàn. Để tháo gỡ khó khăn này, đại diện Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến  nghị không nên có HĐQT trong tập đoàn 100% vốn nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận định quản lý Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế còn có những vướng mắc lớn như chưa có luật về tập đoàn mà chỉ có nghị định; chưa có chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển tập toàn và chưa phân định rõ chủ sở hữu. Cơ chế quản trị tại tập đoàn cũng đang vướng mắc giữa HĐQT, Đảng ủy nên có tập đoàn lâm vào tình trạng như con rắn nhiều đầu, không bò được. “Mô hình tập đoàn kinh tế đã có hình hài mẹ - con - cháu nhưng các mối quan hệ đầu tư thế nào, đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc” - Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải làm rõ phân cấp quản lý đối với tập đoàn kinh tế từ HĐQT, bộ chuyên ngành cho đến Thủ tướng và Chính phủ, tránh tình trạng cái gì cũng đẩy lên Thủ tướng như vừa qua khiến cơ chế quản lý chồng chéo, nhùng nhằng “các đồng chí khổ, tôi cũng khổ”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các tập đoàn kinh tế dứt khoát phải xây dựng quy chế nội bộ và quy chế tài chính. “Đây là 2 vấn đề quan trọng của tập đoàn nhưng Vinashin trước đó không xây dựng, không có khuôn khổ. Từ khi nhận nhiệm vụ mới, tân chủ tịch HĐQT Vinashin đã phải ban hành khoảng 50 quy chế mới có căn cứ để hoạt động”- Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh vai trò của tập đoàn kinh tế, Thủ tướng cho biết vừa qua, đối tác nước ngoài bỏ dự án khai thác dầu khí ngoài khơi, doanh nghiệp Việt Nam phải giương cờ Tổ quốc lên để làm. Do đó, phải kiên trì tái cơ cấu các tập đoàn để vừa bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm vai trò nòng cốt của tập đoàn. Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT khẩn trương rà soát khuôn khổ pháp lý điều chỉnh trong thời gian tới.

Muộn nhất là quý I/2012, các tập đoàn phải trình phương án cơ cấu lại để tập trung vào nhiệm vụ chính, ngành nghề chính. Các tập đoàn được phân thành 3 loại: tập đoàn then chốt do Nhà nước giữ 100% vốn, tập đoàn Nhà nước cần chi phối sẽ cổ phần hóa và giữ lại 65% vốn, còn lại cổ phần hóa hết để rút vốn đầu tư cho ngành nghề chính.

Không thể đề nghị là tăng ngay giá điện

Tại hội nghị, Chủ tịch HĐQT Đào Văn Hưng cho biết mỗi KWh điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang lỗ 120 đồng và đề xuất Chính phủ sớm đưa giá điện tiếp cận cơ chế thị trường để giải quyết bài toán vốn đầu tư.

Trước kiến nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm phải điều chỉnh giá điện theo thị trường nhưng phải có lộ trình với mức tăng hợp lý. “Bây giờ cứ bán giá điện bằng giá thành đã, không thể đề nghị là tăng ngay được.
Tập đoàn kinh tế Nhà nước là công cụ của Nhà nước, góp phần điều tiết vĩ mô thể hiện ở điểm này”. Thủ  tướng nhấn mạnh và nhắc EVN cũng cần phải xem xét nghiêm túc về vấn đề thua lỗ khi đầu tư ngoài ngành.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo