xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tràn lan “bom” gas

Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI

Hơn 3 triệu bình gas không được kiểm định an toàn hằng ngày được trao đổi, mua bán

Hàng loạt vụ nổ bình gas trong thời gian qua gây hoang mang cho người sử dụng. Nguy hiểm hơn, người tiêu dùng hầu như không được tư vấn về phòng chống những tai nạn loại này, trong khi hàng triệu bình gas kém chất lượng - như những quả bom nổ chậm - đang hiện diện hằng ngày trong gia đình.

Muôn mặt hàng giả

Theo giới kinh doanh gas, gần phân nửa số bình gas đang lưu thông trên thị trường là gas lậu, gas kém chất lượng. Lợi nhuận từ gas lậu rất lớn nên nhiều người bất chấp tính mạng của người tiêu dùng để kiếm lợi. Một bình gas 12 kg nếu bơm thiếu trọng lượng 50%, họ sẽ có mức lãi gần 200.000 đồng/bình. Không những vậy, họ còn giả cả tên của những công ty gas uy tín để đánh lừa người tiêu dùng.

img
Cơ quan chức năng bắt giữ nhiều vụ buôn bán gas trái phép trên địa bàn TPHCM

Bà Lê Thị Anh Mẫn, Chủ tịch Chi hội Gas Miền Nam, cho biết trong năm 2011, chi hội kết hợp với các cơ quan chức năng phát hiện gần 30 vụ kinh doanh, vận chuyển với số lượng gần 2.300 bình gas loại 12 kg đến 13 kg giả hầu hết các nhãn hiệu nổi tiếng. Cũng theo bà Mẫn, tình trạng sang chiết gas trái phép gần đây nở rộ tại các khu vực lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. Sau đó, hàng kém chất lượng này được đưa về TPHCM tiêu thụ với số lượng rất lớn.

Theo số liệu thống kê từ hãng gas Saigon Petro (đơn vị kinh doanh gas lớn nhất nước), đơn vị đã đưa ra thị trường hơn 1,5 triệu vỏ bình gas nhưng số quay về công ty chỉ khoảng 60%, tức có khoảng 600.000 bình gas của Saigon Petro bị chiếm dụng từ năm này sang năm khác mà không hề được kiểm định chất lượng.
Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết cả nước có 80 doanh nghiệp kinh doanh gas lớn nhỏ, với hơn 10 triệu vỏ bình gas, trong đó có đến 3 triệu vỏ bình bị chiếm dụng không được kiểm định theo định kỳ. Lượng vỏ bình gas cực lớn này vẫn hằng ngày được bọn làm ăn gian dối đưa đi tiêu thụ tại các hộ gia đình, nguy cơ nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nguy hiểm từ phụ kiện

Một thói quen rất nguy hiểm của người sử dụng gas là ít quan tâm đến hạn sử dụng bộ dây dẫn, van điều áp của bình gas. Giới chuyên môn cho biết lỗi ở nhà cung cấp, đại lý cho đến người sử dụng đều có. Để bảo đảm an toàn cho ngay bản thân gia đình thì người tiêu dùng phải nhắc nhở người giao gas hoặc thuê người có chuyên môn kiểm tra hệ thống van, dây dẫn và cả bếp để bảo đảm an toàn khi sử dụng.
Còn nhà cung cấp gas phải có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cách sử dụng và bảo trì bình gas mình đã bán. Kế đến, các đại lý gas là người cung cấp gas trực tiếp đến hộ gia đình cũng phải kiểm tra, nhắc nhở người tiêu dùng về các thiết bị liên quan. Thực tế người bán gas chỉ giao sản phẩm và thử vận hành; còn bộ phận nào hư hỏng, nguy hiểm thì không bao giờ được kiểm tra.
Ông Đặng Hữu Nam, chuyên gia Phòng Kỹ thuật Saigon Petro, cảnh báo nguy cơ cháy nổ gas có thể xảy ra ở bất cứ công đoạn nào của quy trình sử dụng gas. Chẳng hạn ở bình gas chỉ cần bị ăn mòn do nước biển hay hóa chất nào khác cũng gây xì gas, dễ cháy. Vỏ bình bị chiếm dụng, hoán cải như mài bỏ logo, cắt tai, cắt đế… dẫn đến chất lượng ngày càng kém.
Trong quá trình lắp ráp, không siết chặt các mối tiếp xúc ở van đầu bình, van điều áp hoặc đầu dây dẫn cũng làm gas thoát ra ngoài. Các ron cao su tại các mối tiếp xúc, các van nếu lắp đặt không chuẩn hoặc bị lão hóa cũng gây xì gas. Đối với dây dẫn, nếu sử dụng lâu ngày sẽ bị rạn nứt, bị chuột cắn hoặc bếp gas bụi mòn, mục… cũng gây nguy hiểm khi sử dụng.

Các chuyên gia an toàn về gas còn cảnh báo các thiết bị như van điều áp, van tự động, dây dẫn… kém chất lượng hiện được bày bán nhan nhản trên thị trường (phần lớn là hàng nhập lậu kém chất lượng), không có kiểm soát từ cơ quan chức năng. Các đại lý bán gas thiếu lương tâm thường sử dụng thiết bị loại này lắp cho khách hàng bởi vì giá rẻ.

Nguy hiểm nhất là đánh vào tâm lý người tiêu dùng muốn sử dụng loại van an toàn (van điều áp tự động), rất nhiều đại lý gas luôn giới thiệu bán cho người sử dụng. Khi có một lượng gas xì ra, van này sẽ tự đóng lại không cho gas thoát ra ngoài dẫn đến áp suất trong bình tăng lên dễ gây nổ. Trong khi van điều áp bình thường khi áp suất bình tăng cao thì van tự điều chỉnh lượng gas thoát ra từ từ để ổn định áp suất.

Lưu ý khi phát hiện xì gas

Theo giới chuyên môn, khi phát hiện có hiện tượng xì gas, có mùi gas thì tuyệt đối không được tắt hoặc mở đèn, quạt (trường hợp đèn, quạt đang hoạt động cũng không được tắt), nếu tác động vào công-tắc điện sẽ phát sinh tia lửa điện và tia lửa điện này sẽ tiếp xúc với hơi gas dẫn đến cháy. Lúc này cần bình tĩnh, chỉ nên cắt nguồn lửa như bếp gas đang cháy (nếu có), tắt nguồn cung cấp gas.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo