xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu đồ chơi cho trẻ

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Lâu nay, các trường phải mua sắm đồ chơi bằng nhựa. Đồ chơi dạng này, nhiều loại được làm bằng nhựa tái chế, nhuộm màu không an toàn

img
Một tiết dạy tập vẽ tại Trường Mầm non Tư thục Hoài Anh, quận 12-TPHCM
Ở lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Ở lứa tuổi này, đồ chơi là phương tiện giáo dục quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, do mức thu tiền cơ sở vật chất đã quá lỗi thời cùng với quy định siết chặt quản lý quỹ hội phụ huynh mới đây của Bộ GD-ĐT nên nhiều trường mầm non lâm vào cảnh khó khăn khi kinh phí không đủ mua sắm đồ chơi cho trẻ.

Khó đạt chuẩn

Tại TPHCM, không ít trường đã bỏ qua phương tiện giáo dục quan trọng này. Hiệu trưởng một trường mầm non tại quận 1 nói rằng trong chương trình có bài học trẻ tập trồng và quan sát sự phát triển của cây nhưng lấy kinh phí đâu ra để mua cây và không gian để trồng nên giáo viên chỉ dạy bằng cách mua hạt đậu xanh gieo vào lon sữa bò đựng cát cho trẻ quan sát. Chương trình môn tập vẽ cũng yêu cầu phải cho trẻ vẽ trên giấy trắng nhưng phải là loại giấy lớn nên cũng khó thực hiện vì thiếu tiền mua giấy. “Chúng tôi phải cho các cháu vẽ trên nền xi măng trong sân trường và cũng chỉ vẽ bằng phấn trắng vì phấn màu đắt tiền hơn”- vị hiệu trưởng này cho biết.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng GD-ĐT quận 3, cho biết: “Theo quy định của Bộ GD-ĐT về những đồ chơi tối thiểu phải có trong trường mầm non cho trẻ thì các trường cố gắng để đáp ứng nhưng vẫn rất thiếu và khó đạt theo chuẩn của bộ. Trước đây phải trông cậy nhiều vào sự giúp đỡ của phụ huynh. Từ khi có quy định không được sử dụng quỹ hội phụ huynh vào việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất thì rất khó khăn cho các trường vì ngân sách không thể nào cấp đủ”.

Theo bà Nguyệt, mức thu hiện nay đối với tiền cơ sở vật chất chỉ là 30.000 đồng/trẻ/năm. “Chỉ riêng việc sửa chữa nhỏ cũng không đủ nên việc mua sắm mới là rất khó. Với những trường mới thành lập thì càng khó khăn hơn. Khi học mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo nên không có đồ chơi sẽ rất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh việc giúp trẻ tự làm đồ chơi, các cô vẫn phải mày mò, tự làm thêm nhiều đồ chơi khác nữa và lại thêm áp lực cho giáo viên. Đồ chơi các cô tự làm bằng những vật dụng như bìa cứng, thùng xốp, hộp giấy nên rất mau hư. Những đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ như logo, bộ xếp hình thì không đủ kinh phí”- bà Nguyệt nói rõ thêm.

Hạn chế sáng tạo

Cán bộ một phòng GD-ĐT thừa nhận: “Đồ chơi làm bằng gỗ là tốt nhất đối với trẻ mầm non nhưng giá rất đắt. Lâu nay, các trường phải mua sắm đồ chơi bằng nhựa nhưng đồ chơi dạng này thì tiềm ẩn những nguy hiểm cho trẻ vì nhiều loại làm bằng nhựa tái chế, nhuộm màu không an toàn. Những thứ đồ chơi nhà liên hoàn, cầu trượt, xích đu... thì rất ít trường mầm non có được”.

Bà Lê Thị Điệp, nguyên phó Phòng GD-ĐT quận 4, chia sẻ: “Trong cái khó, không ít trường mầm non đã sáng tạo bằng cách cho trẻ xem tivi nhưng cách làm này là vô cùng nguy hiểm. Trẻ đến trường chỉ biết ngồi xem tivi thì sẽ có tâm lý thụ động, ù lì sau này và còn dễ mắc các tật, nhất là cận thị”.

TS Võ Văn Nam, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết: “Đồ chơi là vật dụng thiêng liêng với trẻ. Trẻ sẽ sống thực sự với nó. Không những chạm vào đồ vật mà trẻ còn đưa lên miệng, lên mắt, nên nếu đồ chơi độc hại thì rất nguy hiểm. Nếu trẻ đóng vai bác sĩ mà không có dụng cụ tai nghe thì trẻ sẽ dùng tay. Lớn lên, trẻ sẽ nghĩ bệnh nào cũng dùng tay được, như vậy là ảnh hưởng đến nhận thức. Hơn nữa, trẻ chơi mãi một món đồ thì dễ chán và dần dần thui chột khả năng sáng tạo. Với trẻ mầm non, cái khó chỉ bó cái khôn chứ không ló khôn ra được”.

Khuyến khích trò chơi dân gian

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận, cho biết Sở GD-ĐT TPHCM đang khuyến khích đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Những trò chơi này vừa dễ thực hiện vừa không tốn kém, chẳng hạn như cho trẻ tập nhảy dây, đi cà kheo, bịt mắt bắt dê, chơi ô ăn quan... Đây là những trò chơi tạo cơ hội cho trẻ vận động. Nếu giáo viên biết khéo léo tổ chức thì tình hình thiếu đồ chơi sẽ được cải thiện rất nhiều. Tivi chỉ được sử dụng trong một vài hoạt động nhất định. “Chúng tôi nghiêm cấm việc giáo viên lệ thuộc và sử dụng tivi làm phương tiện dạy học duy nhất cho trẻ” – bà Oanh nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo