xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ động đối phó với bão số 7

Nhóm phóng viên

Cơn bão này xảy ra muộn nhưng có cường độ lớn và diễn biến khó lường

img
Đường đi của bão số 7. (Ảnh do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương)
Ngày 18-12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp giao ban khẩn với Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (Ban Chỉ đạo) để chuẩn bị các biện pháp ứng phó cơn bão Washi (số 7).

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều tối 18-12, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 10,4 độ vĩ Bắc; 115,1 độ kinh Đông; cách quần đảo Trường Sa khoảng 400 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8; giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Đến chiều 19-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ vĩ Bắc; 109,8 độ kinh Đông; trên khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo khoảng 350 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8; giật cấp 9, cấp 10.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Nam và Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh, khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8; giật cấp 9, cấp 10; mưa rào và dông mạnh. Vùng biển ngoài khơi Trung Bộ và Nam Bộ, khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7; giật cấp 8, cấp 9; biển động mạnh. 

Theo Ban Chỉ đạo, khu vực Trường Sa hiện có 255 tàu với 2.855 người đang hoạt động, khu vực gần bờ có 32.833 tàu đang hoạt động. Các lực lượng chức năng đã thông báo kêu gọi được 43.532 tàu/220.099 người trên biển. Ông Trần Quang Hoài, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo, cho biết cơ quan này đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương tập trung phòng chống bão số 7, trong đó chú trọng tới việc kêu gọi tàu thuyền tránh bão. “Cơn bão có cường độ lớn và diễn biến khó lường nên tàu thuyền hoạt động trên biển cần thực hiện nghiêm việc neo đậu. Các địa phương ven biển cũng cần chủ động đối phó”- ông Hoài cảnh báo.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các lực lượng chức năng khẩn trương kêu gọi, kiểm đếm tàu thuyền; Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao soạn thảo công hàm đề nghị các quốc gia lân cận tạo điều kiện cho ngư dân lên đảo tránh bão; các tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Kiên Giang khẩn trương yêu cầu toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực biển Đông vào đất liền tránh bão… “Tránh tâm lý chủ quan, nhất là khi tàu thuyền khu vực phía Nam chủ yếu là loại nhỏ, ít kinh nghiệm chống bão như tàu miền Trung và khu vực này ít có đảo để tránh. Trên đất liền, cần đề phòng mưa kèm bão gây thiệt hại” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Chiều cùng ngày, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa đã thông báo cho các phương tiện đánh bắt tìm cách tránh bão Washi. Các địa phương này cũng đã có công văn khẩn gửi Bộ Ngoại giao nhờ can thiệp đến chính quyền các nước Malaysia, Brunei và Thái Lan để tàu thuyền Việt Nam vào tránh bão.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo