xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi khổ của Manning

VĂN ANH

Thân hình còi cọc lại thuộc giới tính thứ ba, Bradley Manning trở thành mục tiêu trêu chọc và bắt nạt của đồng đội

Có nhiều câu hỏi về binh nhất Bradley Manning, sinh năm 1987: Tại sao quân đội làm ngơ trước cảnh báo Manning có vấn đề về tâm lý? Tại sao tái ngũ và đày Manning đến một nơi khỉ ho cò gáy ở Iraq mặc dù biết rõ anh dễ bị bắt nạt?
 
Tại sao buông lỏng an ninh  đến mức mật khẩu truy cập các máy tính chứa đầy bí mật quân sự lại được ghi trên giấy dán khắp nơi trong căn cứ? Đây là những câu hỏi mà nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo đặt ra tại phiên tòa án binh Fort Meade ngày 21-12.

Đi lính để vào đại học

Manning là con của ông Brian Manning, phân tích viên thông tin tình báo hải quân Mỹ và bà Susan, sinh ra và lớn lên ở thị trấn Crescent, bang Oklahoma. Năm 2001, sau khi cha mẹ ly dị, Manning theo mẹ về quê ngoại. Tại đây, cậu học sinh ốm còi, mê máy tính và nói rặc giọng Oklahoma bắt đầu nếm mùi cay đắng khi bị chúng bạn bắt nạt.
img
Adrian Lamo (áo đen, nay là mục sư), người tố cáo Manning với FBI, đến tòa án quân sự Fort Meade
để điều trần hôm 20-12. Ảnh: REUTERS

17 tuổi, Manning công khai giới tính thứ ba của mình khi trở về nhà cha. Công việc viết phần mềm ở Tesla mà cha hứa giới thiệu cho anh bất thành. Năm 2006,  bất mãn với mẹ kế, anh bỏ nhà đi, đêm tá túc ở nhà bạn hoặc ngủ trên xe tải. Ban ngày, anh làm bồi bàn nhà hàng và quán cà phê.

Thích tin học, giỏi máy tính nhưng không có bằng cấp, Manning thất nghiệp dài dài. Thế là Manning quyết định nhập ngũ để tìm đường vào đại học mặc dù biết rõ là người đồng tính lại nhỏ con, anh dễ bị bắt nạt trong quân ngũ. Nhưng với ước mơ cháy bỏng đổi đời với tấm bằng đại học, anh bất chấp tất cả.

Tháng 10-2007, Manning nhập ngũ, học khóa huấn luyện cơ bản tại Fort Leonard Wood nhưng chỉ sau một tháng, anh bị chuyển đến đơn vị chờ xuất ngũ. Trong thời gian ngắn ngủi đó, anh liên tục bị đồng đội bắt nạt, nhiều lần sợ đến mức tè ra quần. Ở trại chờ xuất ngũ, tình trạng bị ức hiếp tiếp tục diễn ra với Manning.

Một binh nhì giấu tên nhận xét trên tờ Guardian: “Manning giống một đứa trẻ ốm còi chỉ cao 1,57 m nên trong quân đội dễ bị bắt nạt, miệt thị. Nhiều người từ chối vào nhà tắm khi anh ấy ở trong nhà xí. Anh ấy không phải là lính và cũng không bao giờ trở thành người lính vì không thể tự bảo vệ mình chứ đừng nói bảo vệ người khác”.

An ninh lỏng lẻo

Mặc dù vậy, Manning vẫn được tái ngũ bởi vì lúc đó quân đội Mỹ thiếu quân trầm trọng ở Iraq. Tháng 8-2008, trong thời gian học khóa huấn luyện trở thành phân tích viên thông tin tình báo ở Fort Drum, bang New York,  thông qua một người bạn là sinh viên khoa công nghệ thông tin Đại học MIT, anh sinh hoạt với nhóm hacker (tin tặc) ở Boston trong những ngày nghỉ cuối tuần. Với kiến thức học hỏi được, Manning có thể trở thành tin tặc bất cứ lúc nào.

Tháng 10-2009, Manning được điều về căn cứ tiền tiêu Hammer, một trong những tiền đồn xa nhất của Mỹ ở Iraq, gần biên giới Iran. Trong bầu không khí buồn chán và rảnh rang, sĩ quan các cấp tha hồ “làm tình, làm tội” cấp dưới, còn lính tráng tiêu khiển bằng cách tải  phim sex về xem hoặc vào SIPRNet, mạng dữ liệu mật của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ, “thưởng thức” các video clip quay cảnh trực thăng và máy bay không người lái Mỹ bắn giết thường dân.

Đó chính là nguồn gốc rò rỉ tài liệu mật quân sự trên trang web “người thổi còi” WikiLeaks. Đó cũng là đầu mối dẫn đến việc binh nhất Manning bị bắt vì tình nghi tiết lộ bí mật quân sự cho địch, có thể lãnh án chung thân.

Jacob Sullivan, đồng đội làm việc bên cạnh Manning, giải thích rằng an ninh ở căn cứ Hammer cực kỳ lỏng lẻo. Trên mỗi máy tính, chủ nhân dán luôn mảnh giấy ghi rõ mật khẩu truy cập mà không bị cấp trên rầy rà. Cho nên, nếu dữ liệu trên mạng SIPRNet bị rò rỉ thì đó là chuyện chẳng sớm thì muộn.

Peter van Buren, đội trưởng đội xây dựng dân sự, cho biết lính tráng trong căn cứ Hammer thường gọi SIPRNet là “Tivi chiến tranh”, “Kênh chiến tranh” hoặc “Khiêu dâm chiến tranh”. Jimmy Rodriguez, 29 tuổi, lính bộ binh đồn trú tại Hammer chung với Manning, tiết lộ: “Tôi thấy họ tiêu khiển bằng SIPRNet. Hầu hết thời gian họ chúi mũi vào đó để giải sầu”.

Nổi loạn

Chính trong bối cảnh đó, Manning trải lòng với “mối tình đầu” nghiêm túc là Tyler Walkins, nam sinh viên Đại học Brandeis gần Boston, trên trang mạng xã hội Facebook: “Tôi sống trong một thế giới rất thật, nơi mà cái chết và tù đày chỉ là những con số thống kê và những lời hô hào lý tưởng như “giải phóng” và “tự do” không có nghĩa lý gì. Anh là người cuối cùng tôi đặt lòng tin và lòng yêu thương, xin đừng bỏ đi”.

Trong ba ngày 5, 6 và 7-5-2010, Manning tiếp tục bày tỏ sự thất vọng vì mất niềm tin ở con người và xã hội, viết như thét: “Manning không phải là một cái máy”. Đỉnh điểm của sự nổi loạn là Manning dám đấm vào mặt nữ sĩ quan chỉ huy của mình.

Bradley Manning bị kỷ luật và hạ tầng công tác. Anh được báo là sẽ bị sa thải. Thế là chỉ trong vòng vài tuần, không thể vượt qua chính mình, Manning mất việc, mất bạn tình và mất cả cơ hội vào đại học.

Manning trở về với chiếc máy tính thân yêu và lũ bạn tin tặc. Manning bắt đầu chat với tin tặc Adrian Lamo, người chẳng biết anh là ai. Sáng sớm 25-5, anh chat lần cuối với Lamo, tiết lộ những việc mình đã làm. Ngày hôm sau, Lamo báo cáo với FBI. Manning bị bắt tại nhà trong lúc ngồi bên máy tính. Sau 3 ngày thẩm vấn, anh bị khởi tố về tội tiết lộ bí mật quân sự và ngoại giao Mỹ, vụ rò rỉ thông tin mật lớn nhất trong lịch sử quân đội nước này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo