xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ án Tân Hoàng Phát: Người trong cuộc khai gì?

Bài và ảnh: HUỲNH HIẾU

Dù vợ chồng Phan Cao Trí - Phan Thị Yến phản cung, luôn miệng kêu oan; dù một số người bị hại thay đổi lời khai theo hướng có lợi cho các bị cáo nhưng hồ sơ vụ án thể hiện rất rõ các bị cáo đã phạm tội với rất nhiều người

Tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo Trí luôn cho rằng mình chỉ góp vốn kinh doanh;, còn điều hành, quản lý là do những người khác. Tuy nhiên, qua lời khai của các nhân viên quản lý, lễ tân, bảo vệ, người thân của các bị cáo và đặc biệt là các bị cáo Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Hoài Nhanh, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường cho thấy đứng đằng sau chỉ đạo việc bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản không ai khác ngoài vợ chồng Trí - Yến.        

Người có quyền quyết định tất cả

Theo đó, Công ty Tân Hoàng Phát do Trí làm chủ, về sau ủy quyền cho Hậu (em vợ) làm giám đốc nhưng Trí vẫn quản lý chung, chỉ đạo trực tiếp mọi việc.
Bị cáo Cường có nhiều lời khai như: “Từ khi tôi vào làm quản lý, mọi mệnh lệnh Trí giao tôi đều chấp hành tuyệt đối. Số tiền nhân viên về phép hoặc nghỉ việc phải nộp do anh Trí và chị Yến quyết định, tôi trực tiếp nhận rồi đưa lại cho chị Yến. Tôi làm giám đốc và quản lý trên hình thức’’.
img

Phan Cao Trí (giữa) tại tòa

Hậu cũng nhiều lần thừa nhận: “Chủ thực sự của toàn bộ hệ thống massage là anh Trí và chị Yến. Tất cả chúng tôi hùn vốn rất ít so với số tiền mà anh Trí, chị Yến bỏ vào công ty. Tôi không được quyền giải quyết các vấn đề khi chưa có ý kiến của anh Trí”.

Trả lời về việc phải đánh đập, bắt giữ nhân viên bỏ trốn, trong các bản cung cũng như tại các phiên tòa, hai bị cáo Phương và Nhanh đều nói đó là trách nhiệm đối với chủ mà người làm công ăn lương như họ buộc phải làm, bởi “nếu để nhân viên massage bỏ trốn, từ quản lý đến phó quản lý đều phải chịu hình thức kỷ luật: bị hạ 50% lương, cách chức và có lúc bị vài tát tai”.

Đặc biệt, theo lời khai của Phương, sau khi Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC14) Công an TPHCM đưa các nhân viên massage về trụ sở lấy lời khai vào tối 6-8-2008 thì sáng sớm hôm sau, theo chỉ đạo của Trí, Phương dẫn một số người đến PC14 “bắt lại” số nhân viên massage đó để đưa về tiếp tục làm việc đồng thời nắm tình hình, hướng xử lý của cơ quan công an.

Những quy định trái pháp luật

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, khi tiếp nhận nhân viên vào xin việc, Trí, Hậu buộc họ ký một hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật và một bản thỏa thuận khác trái quy định của pháp luật với nội dung: “Trước khi tôi xin việc làm, tôi không có tiền để học nghề lấy bằng chứng chỉ, ăn ở, phấn son, đồng phục và các chi phí đi lại.
Công ty xuất tiền ứng trước lo cho tôi số tiền 9 triệu đồng. Tôi cam kết khi đi làm có tiền sẽ trả cho công ty số tiền trên và cam kết làm 6 tháng trở lên mới được xin về phép một lần. Nếu chưa làm đủ 6 tháng mà xin nghỉ thì phải bồi thường hợp đồng”.
Tuy nhiên, “theo anh Trí chỉ đạo, cho dù nhân viên làm quá 6 tháng vẫn phải buộc nộp đủ từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng mới cho nghỉ việc… Nhân viên nào muốn nghỉ phép phải được nhân viên khác đứng ra bảo lãnh với số tiền đặt nợ là 50 triệu đồng. Nếu người được bảo lãnh trốn thì người bảo lãnh phải trả nợ” - Hậu khai.
Bên cạnh đó, nhân viên còn phải cam kết ăn ở tại nhà số 46-48 đường số 4, không được đi ra ngoài, gia đình không được tiếp xúc nếu không được sự đồng ý của Trí.

Ngoài ra, Hậu cũng có lời khai các nhân viên massage bị kỷ luật (bỏ trốn bị bắt lại, không cho khách sờ hoặc không kích dục cho khách…) sẽ bị đánh dằn mặt hoặc giam giữ 3 ngày, “những địa điểm giam giữ những người vi phạm kỷ luật gồm: tại khu chuồng chó berger do lực lượng giữ xe canh giữ, tại lầu 2 nhà của Sỹ số 46-48 đường số 4 do lực lượng bảo vệ canh giữ”.

Những nhân viên nữ chưa đủ 18 tuổi, chưa có chứng chỉ hành nghề, Hậu sẽ lấy hình của họ dán vào chứng minh nhân dân, chứng chỉ hành nghề của những nhân viên nữ khác đã nghỉ việc nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Kỹ thuật đấm bóp chủ yếu do kỹ thuật viên đi trước chỉ lại cho các nhân viên đến sau, kỹ thuật “chiều” khách  được Yến chỉ đạo Cường “dạy” các nhân viên massage…

Tân Hoàng Phát vẫn đang hoạt động ?

Vì sao một số nhân viên rút đơn tố cáo, thay đổi lời khai theo hướng có lợi cho vợ chồng Trí - Yến? Theo các đơn bãi nại, họ rút đơn vì đã được Yến trả lại tiền.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4-8, nhiều bị hại đã cay đắng thốt lên sau khi HĐXX quyết định hoãn phiên tòa: “Tòa đừng tin những lời họ nói. Những người này bị mua chuộc, hiện họ đã quay lại làm việc cho Tân Hoàng Phát”.
Sau khi vụ án xảy ra, hồ sơ thể hiện không có việc xử phạt, tước giấy phép kinh doanh của các cơ sở massage này. Vấn đề này chưa từng được tòa phúc thẩm làm rõ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo