TPHCM kiến nghị Trung ương tăng thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông. Ảnh: Tấn Thạnh
Được quy định một số khoản và mức thu
Theo Phó Chủ tịch Lê Minh Trí, nếu được Trung ương giải quyết 3 vấn đề trên thì TPHCM có thể chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển bền vững. về lâu dài, TPHCM cũng như các TP đô thị loại I kiến nghị Trung ương tăng cường phân cấp cho các TP trực thuộc Trung ương, trong đó cần nhất là phải có Luật Đô thị.
Chuyên đề “Đặc thù quản lý Nhà nước đối với chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn” do PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP, báo cáo tại cuộc họp đã đề xuất: “Trong lần sửa đổi, bổ sung hiến pháp này kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của hiến pháp nhằm cho phép các TP lớn (đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I) thẩm quyền được tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nhà nước phù hợp với điều kiện và đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình”. Chuyên đề của Viện Nghiên cứu phát triển TP cũng đề nghị sửa đổi một số luật liên quan theo 4 nhóm vấn đề, trong đó các TP trực thuộc Trung ương được quy định một số khoản và mức thu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội như phí phát triển cơ sở hạ tầng, phí bảo đảm chất lượng và vệ sinh môi trường, phí điều tiết lưu lượng sử dụng phương tiện cá nhân… Về tỉ lệ điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, TP cũng đề nghị cần phải được ổn định trong khoản 10 năm theo tỉ lệ điều tiết phù hợp, bảo đảm cho địa phương có đủ nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật xã hội và kỹ thuật đô thị, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đổi tên HĐND và UBND
Về tổ chức HĐND, UBND các cấp chính quyền, TPHCM góp ý và kiến nghị đổi tên chương IX của Hiến pháp năm 1992 về HĐND và UBND thành tên gọi “Tổ chức chính quyền địa phương”. Bên cạnh đó, đề nghị đổi tên UBND thành ủy ban hành chính để phản ánh đúng tính chất pháp lý và chức năng cơ bản của cơ quan này.
Rất cấp thiết! Tham dự hội nghị, Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, ủy viên Ban Chỉ đạo tổng kết Hiến pháp năm 1992, đánh giá việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là rất cấp thiết trong tình hình hiện nay. Trong đó việc tổng kết của TPHCM sẽ là cơ sở quan trọng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng lưu ý cần đánh giá sâu những ưu điểm, bất cập trong quản lý Nhà nước theo mô hình chính quyền Nhà nước khi thực hiện đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị TPHCM; tiếp tục nghiên cứu vấn đề thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường trên địa bàn TPHCM, trong đó tập trung giải quyết tốt hơn vấn đề bảo đảm cơ chế giám sát của nhân dân trong cơ cấu tổ chức chính quyền không có HĐND. |
Bình luận (0)