xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Túi silicone PIP: Cả thế giới lo âu

Nguyễn Cao

Xì-căng-đan túi silicone PIP dùng để nâng ngực đã vượt ra khỏi biên giới nước Pháp lan rộng sang châu Âu, châu Mỹ và châu Úc.

30.000 người sử dụng

Bộ Y tế  Pháp khuyến cáo 30.000 người sử dụng túi silicone PIP nên tháo bỏ túi ra để phòng ngừa các tai biến nguy hiểm

img
Bà Alexandra Blachère và túi silicone PIP. Ảnh: Reuters
Jean-Claude Mas, 72 tuổi – người sáng lập hãng PIP (Poly Implant Prothèse) chuyên sản xuất túi silicone dùng để nâng ngực phụ nữ - không chỉ bị Interpol (Cảnh sát Quốc tế) truy nã mà nước Pháp cũng tìm bắt nhà doanh nghiệp này - vốn được đào tạo làm nghề bán thịt heo, theo đài truyền hình Pháp TF1. Đồng thời, Quỹ Bảo hiểm Y tế Pháp cho biết sẽ yêu cầu khởi tố vụ án túi silicone PIP về tội “lừa đảo nghiêm trọng”.

84% xuất khẩu ra nước ngoài

Ngày 24-12, Bộ trưởng Y tế Pháp Xavier Bertrand tuyên bố trên đài truyền hình Europe 1 rằng “cần phải tìm cho ra Mas và những người có liên quan để trả lời trước pháp luật về những gì họ làm” bởi theo ông, đây không phải đơn thuần là vấn đề an toàn sức khỏe mà còn là một vụ làm ăn gian dối lớn.
img
Ông Jean-Claude Mas thời hoàng kim Ảnh: AFP

Cũng hôm thứ bảy, Interpol đã “nói lại cho rõ” thông báo đỏ truy nã Jean-Claude Mas không liên quan gì đến vụ xì-căng-đan túi silicone PIP. Ông ta bị chính quyền Costa Rica truy nã từ tháng 6 về tội lái xe trong tình trạng say xỉn ở Costa Rica năm 2010 đe dọa “tính mạng và sức khỏe người dân”.

Trước khi bị giải thể hồi tháng 10-2010, PIP đã sản xuất trung bình 100.000 sản phẩm/năm kể từ năm 1991 và đứng hàng thứ ba trên thế giới về túi silicone. 84% đã được xuất khẩu sang 65 nước. Các nhà nhập khẩu đã phân phối lại cho các bác sĩ phẫu thuật, bệnh viện công và tư.

Hãng thông tấn Reuters dẫn lời bà Alexandra Blachère, Chủ tịch Hội PPP (Hội Bảo vệ những người mang túi silicone PIP), cho biết có đến 400.000 người trên thế giới độn ngực băng túi silicone PIP có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư các dạng.

Theo AFP, thị trường tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm PIP là Nam Mỹ bao gồm các nước Brazil, Venezuela, Colombia, Argentina, Chile... Năm 2007, PIP xuất khẩu sang thị trường này hơn 58%. Mùa xuân 2010, sau khi Afssaps (Cơ quan Kiểm soát thuốc của Pháp) cảnh báo quy trình sản xuất túi silicone của PIP có vấn đề, lập tức Bộ Y tế Chile ra lệnh rút khỏi thị trường các sản phẩm của PIP. 10.000 sản phẩm PIP cũng bị rút khỏi thị trường Brazil hồi tháng 4-2010.

Thị trường lớn thứ hai của PIP là các nước Tây Âu bao gồm Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ… nhập khẩu từ 27% đến 28%. Tại Anh, theo cơ quan giám sát tân dược nước này, có khoảng 40.000 người dùng sản phẩm PIP.

Trong số khách hàng nước ngoài của PIP còn có các nước Đông Âu như Bulgaria, Hungary, Nga, Belarus, Ba Lan, Cộng hòa Czech... tiêu thụ khoảng 5,4% năm 2007 và tăng lên 10% năm 2009. Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Syria và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập chiếm khoảng 8,1% năm 2009. Tại châu Úc và các nước  ở châu Á: Thái Lan, Nhật, Singapore và Trung Quốc cũng nhập hàng nhãn hiệu PIP nhưng không nhiều.

Hơn 2.000 lá đơn khiếu nại

Kể từ năm 2009, PIP gặp nhiều khó khăn do USD mất giá và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hãng lâm vào cảnh mất khả năng thanh toán cho nên tháng 3-2010 phải giải thể, theo lệnh tòa án thương mại Toulon.

Chính lúc đó, Afssaps lên tiếng báo động chất lượng sản phẩm PIP sau khi xảy ra nhiều trường hợp vỡ túi silicone bất thường. Sau khi nhận được 2.172 lá đơn khiếu nại của người tiêu dùng, cơ quan điều tra thành phố Marseille nghi ngờ hãng PIP thay thế silicone y tế bằng silicone công nghiệp (giá chỉ bằng 1/10) để hạ giá thành sản xuất thu lợi bất chính hàng triệu euro/năm. Cuộc điều tra đang tiếp tục và, theo tờ Le Monde, vụ án có thể đem ra xét xử vào cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013.

Cho đến nay tại Pháp đã có 8 trường hợp tử vong do ung thư ở các bệnh nhân độn ngực bằng túi silicone PIP. Tuy nhiên, Afssaps xác nhận rằng chưa tìm thấy mối liên hệ nào chứng minh đặt túi silicone PIP có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư vú.

Tháo hay không tháo?

Ngày 23-12, Bộ Y tế Pháp đã chính thức khuyến cáo 30.000 người sử dụng túi silicone PIP nên tháo bỏ túi ra để “phòng ngừa” các tai biến nguy hiểm. Quỹ bảo hiểm y tế sẽ bồi hoàn chi phí tháo túi PIP trong những trường hợp có chỉ định của bác sĩ (bị ung thư vú, chẳng hạn). Tuy nhiên, tại Anh, Bộ Y tế nước này tuyên bố người tiêu dùng sản phẩm PIP không nên quá lo lắng và từ chối đưa ra bất cứ khuyến cáo nào. Bộ trưởng Y tế Anh Andrew Lansley còn tuyên bố: “Hãy nhớ cho tháo bỏ túi silicone đòi hỏi phải gây mê và đó là một nguy cơ”.

Bà Sally Davies, một quan chức cao cấp của Bộ Y tế Anh, cho biết thêm: “Chúng tôi tôn trọng quyết định của Chính phủ Pháp nhưng chúng tôi không có chứng cứ có mối liên quan đến ung thư hay gia tăng nguy cơ bị vỡ túi để ủng hộ quyết định của Pháp”. Các chuyên gia y tế Anh đang theo dõi sát tình hình ở Pháp và chờ đợi những chứng cứ thuyết phục trước khi đưa ra quyết định tương quan, theo báo Mirror.

Trong khi đó, cũng theo Mirror, hơn 270 phụ nữ Anh có ý định kiện các bệnh viện nâng ngực họ bằng túi silicone vì Mark Harvey, một thành viên của Công ty Luật Hugh James, đại diện cho các phụ nữ kể trên, cho biết các thân chủ của ông than phiền bị viêm nhiễm, mệt mỏi và đau cơ khớp. Ông chỉ trích cách ứng phó của chính phủ.

Còn nhớ trong 2 năm 2007-2008, hàng trăm người sử dụng túi silicone ở Anh đã kiện hãng PIP vì “rò rỉ silicone”. PIP đã bị một tòa án Anh phạt vắng mặt 1,4 triệu euro tiền bồi thường.

Kỳ tới: Báo động sản phẩm PIP mang nhãn M

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo