xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó quản chất lượng thực phẩm

Bài và ảnh: Bảo Trân

Nhiều địa phương bày tỏ sự khó khăn khi chống lại nạn vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái và chất lượng nông sản chưa đạt chuẩn

img
Trong ảnh: Thịt heo được bày bán tại một chợ ở Hà Nội
Ngày 25-12, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nông, lâm, thủy sản năm 2011. Tại hội nghị, nhiều ý kiến từ các địa phương bày tỏ sự khó khăn khi chống lại nạn vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái và chất lượng nông sản chưa đạt chuẩn.

Đủ mánh khóe

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Như Tiệp cho rằng tình trạng dưới chỉ tiêu về ATVSTP của nông sản chưa có dấu hiệu giảm so với năm trước. Trên thực tế, qua kiểm tra đã phát hiện 48/859 mẫu rau vi phạm chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật, chiếm tỉ lệ 5,59% (năm 2010 là 5,29%). Đối với thịt heo, gà, qua lấy 817 mẫu phân tích đã phát hiện 254 mẫu vi phạm chỉ tiêu vi sinh Salmonella (chiếm 31%), 162 mẫu vi phạm chỉ tiêu Staphylococcus aureus (chiếm 20%)...

Theo ông Tiệp, tại nhiều địa phương, công tác kiểm soát ATVSTP tại các lò giết mổ gần như buông lỏng. Đặc biệt, tình trạng nhập lậu sản phẩm động vật qua biên giới đang có xu hướng gia tăng, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc. Đáng ngại hơn, ông Tiệp cho biết công tác kiểm dịch tại các địa phương chủ yếu dừng ở việc kiểm tra cảm quan, lâm sàng, giấy chứng nhận kiểm dịch hay giấy chứng nhận tiêm phòng mà chưa kiểm tra được phi lâm sàng như lấy mẫu máu xét nghiệm, chẩn đoán các bệnh theo quy định.

“Bán” giấy kiểm dịch

Ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, cho biết trong năm 2011, qua kiểm tra hoạt động vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, đã phát hiện 7.271 trường hợp sai phạm từ phương thức vận chuyển không bảo đảm, gia súc mắc bệnh lở mồm long móng. “Các địa phương lân cận cần phối hợp với nhau trong việc kiểm soát vận chuyển nông sản thực phẩm và gia súc, gia cầm” – ông Trung kiến nghị.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết đã giao Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, nghề muối và Cục Thú y tăng cường kiểm tra quyết liệt việc vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu, nhất là các cửa khẩu… Càng tăng cường kiểm tra thì phát hiện sai phạm càng nhiều. “Điều này cho thấy lâu nay công tác kiểm tra, kiểm soát chưa tốt” - ông Tần nhận định. Theo ông Tần, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATVSTP nông sản.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết năm 2012, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục làm mạnh mẽ hơn nữa về đạo đức cán bộ thú y và xử lý thật nghiêm nạn sản phẩm không đạt chất lượng, thiếu kiểm soát nhưng được “bán” giấy kiểm dịch.

Cẩn thận với thịt bò Kobe

Bên lề hội nghị tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nông, lâm, thủy sản năm 2011, ông Hoàng Văn Nam, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết cơ quan này chưa từng cấp phép nhập khẩu thịt bò Kobe của Nhật Bản vào Việt Nam. Lý do là hai nước chưa đủ văn bản pháp lý và có giai đoạn bệnh bò điên lan rộng nên Việt Nam cẩn trọng.

Theo ông Nam, thịt bò Kobe có giá bán lẻ ở Nhật Bản là 100 USD/150 g. “Với mức giá đang bán ở Việt Nam xem ra cần làm rõ. Có thể loại bò được nhập về Việt Nam cũng là giống bò Kobe nhưng được nuôi ở Mỹ, Canada, Úc…” - ông Nam cảnh báo.

Bò Kobe được nuôi ở TP Kobe, tỉnh Hyogo của Nhật Bản với quy trình rất cầu kỳ như cho ăn bắp non, lúa mạch; uống bia thay nước; tắm nước nóng; nghe nhạc để thư giãn; xoa bóp bằng rượu sake hảo hạng...

Do vậy, mỗi năm, loại thịt bò được xem là đắt nhất thế giới này chỉ xuất khẩu với số lượng có hạn. Tuy nhiên, đã có nhà hàng ở Việt Nam quảng cáo bán món ăn được làm từ thịt bò Kobe Nhật Bản.

Thủy sản xuất khẩu bị nước ngoài cảnh báo

Theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và nghề muối, kết quả kiểm tra cho thấy số cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản xếp loại C (chưa đạt) còn cao. Theo đó, số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là 38%; cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản là 23%; cơ sở sơ chế, chế biến rau, quả là 59%; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y là 27%; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là 15,6%; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi là 17,6%.

Năm 2011, số lượng thủy sản xuất khẩu bị các thị trường nước ngoài cảnh báo là 263 lô (chiếm 0,39% tổng số lô hàng thủy sản xuất khẩu), tăng 10 lô so với năm 2010. Trong đó, có 145 lô bị cảnh báo dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng, tăng 62 lô so với năm 2010. Qua kiểm tra 1.025 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, số doanh nghiệp xếp loại C, D chiếm 3,12% tổng số doanh nghiệp được kiểm tra, tăng 1,26% so với năm 2010. Công tác kiểm dịch tại các địa phương chủ yếu là kiểm tra bằng cảm quan, lâm sàng...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo