Không chỉ VPF mâu thuẫn gay gắt về quan điểm với “đối thủ” mà ngay cả trong giới luật sư cũng còn những ý kiến trái chiều. Vì thế, nếu không có sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thể thao và pháp lý vào lúc này thì vụ việc khó có một lối thoát êm đẹp.
Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng VFF đã ký một bản hợp đồng bất hợp pháp với Tập đoàn An Viên (AVG), Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã giãi bày quá trình đàm
phán với AVG là khách quan và công khai, trong đó Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) là cơ quan chủ quản nắm rõ nhất sự việc, bắt đầu từ ngày 7-5-2010. Bộ cũng nhanh chóng gật đầu với cái bắt tay dài 2 thập kỷ mà VFF đề xuất. Tuy nhiên, Bộ VH-TT-DL đang rơi vào cảnh khó xử bởi sau khi bầu Kiên và VPF nói đến chuyện “tiền bản quyền quá thấp”, bộ này mới giật mình.
chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo VFF và VPF trong ngày Đại hội Cổ đông VPF 14-12-2011. Ảnh: HẢI ANH
Bộ đã ủng hộ nhiệt thành sự ra đời của VPF đồng thời luôn khẳng định chủ trương xã hội hóa thể thao. Những bước đi của VPF hiện nay cũng đang làm bộ lúng túng, vì thế lãnh đạo Bộ VH-TT-DL chưa có phản ứng chính thức nào ngoài tuyên bố của người phát ngôn, ông Tô Văn Động, kêu gọi: “VFF, VPF và AVG nên ngồi lại để tìm ra giải pháp vì lợi ích chung của bóng đá nước nhà”.
Thời điểm hiện tại, bầu Kiên đang rất tự tin. Theo bầu Kiên, bản quyền truyền hình Super League là đồng sở hữu của VFF, VPF và các CLB đang tham gia giải đấu chứ không phải của riêng VFF như khẳng định của liên đoàn nhiều lần trước đây. “Nếu VFF nói họ là chủ sở hữu duy nhất của bản quyền truyền hình thì hãy cùng chúng tôi làm việc với Bộ Tư pháp để xác định rõ xem ai có lý hơn”- bầu Kiên khẳng định.
Chiều 2-1, bầu Kiên tiết lộ: “Chúng tôi chưa tính đến việc thuê luật sư. Kể cả trong trường hợp AVG hay VFF kiện chúng tôi, họ mới là những người cần nhờ đến luật sư trước. Sau khi VPF đã có tư cách pháp nhân đầy đủ, được bộ chủ quản thừa nhận, chúng tôi có quyền xin ý kiến Bộ Tư pháp để họ phân định giúp xem cuối cùng thì quyền sở hữu bản quyền truyền hình thuộc về ai”.
VFF phải xin lại ý kiến các CLB Hy vọng thắng VPF của VFF vẫn không nhỏ nếu họ thực hiện lại quy trình xin ý kiến các đội bóng ở Super League và Giải Hạng nhất đã bị bỏ qua khi bán bản quyền truyền hình cho AVG. Tuy nhiên, lúc này thuyết phục được các đội bóng không dễ khi bầu Kiên đã đưa ra con số “10 tỉ đồng là giá sàn và có thể cao hơn rất nhiều cho bản quyền truyền hình một mùa bóng”. Nếu quay ra thuyết phục AVG tăng giá trị bản quyền, VFF cũng rất khó ăn khó nói với nhiều đối tác tài trợ hiện nay vì kiểu làm ăn thiếu nghiêm chỉnh. Giải pháp cuối cùng là đứng chung một chiến hào với AVG để đấu lại VPF xem ra khó tránh khỏi dù thời điểm này AVG khẳng định: “Bản quyền Super League vẫn đang được AVG chia sẻ miễn phí”. |
Bình luận (0)