xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sóng dậy eo biển Hormuz: Cái giá phải trả

NGUYỄN CAO

Iran có khả năng đóng cửa eo biển Hormuz hay không? Nhiều chuyên gia phương Tây không tin Iran mạo hiểm vì sẽ phải trả giá rất đắt

Nhật báo Tehran Times dẫn lời  đại biểu quốc hội Iran Esmeail Kowsari, thành viên của Ủy ban Đối ngoại và An ninh Quốc gia, cho biết Hải quân Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) sẽ bắt đầu tập trận “Nhà tiên tri vĩ đại VII” từ ngày 27-1 ở vịnh Ba Tư, chủ yếu là rèn luyện khả năng đóng cửa eo biển Hormuz “trong thời gian ngắn nhất nếu tình thế bắt buộc”.

Đóng mở đều không dễ

Như vậy, IRGC đã để lộ rõ thời điểm và mục đích cuộc tập trận trong khi các nhà phân tích phương Tây đoán già đoán non liệu Iran có dám phong tỏa con đường huyết mạch chở dầu thô từ các nước vùng vịnh Ba Tư ra thế giới bên ngoài mặc dù tư lệnh hải quân Iran mô tả “đóng cửa eo biển Hormuz dễ hơn uống cốc nước”. Chẳng đợi lâu, ngày 8-1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã cảnh báo Iran: “ Chúng tôi sẽ hành động và sẽ mở lại eo biển Hormuz”.

Chuyện Iran khua chiên trống dọa đóng cửa eo biển Hormuz không có gì mới. Eo biển này với chiều ngang ở chỗ hẹp nhất chỉ có 34 km chưa bao giờ bị ách tắc. Tuy nhiên, các sự kiện dồn dập trong mấy tuần qua khiến Iran phải lớn tiếng đe dọa là rất mới.

img

Eo biển Hormuz nhìn từ Trạm Không gian Quốc tế Ảnh: ISS

Mỹ đã gia tăng các biện pháp cấm vận Iran, trong đó nghiêm trọng nhất là đánh vào Ngân hàng Trung ương Iran khiến đồng riyal của Iran giảm giá mạnh so với đồng đô la Mỹ (USD). Cách đây một năm, 10.500 riyal mua được 1 USD thì bây giờ phải 15.000 riyal. Liên hiệp châu Âu (EU) cũng siết chặt các biện pháp cấm vận và đe dọa cấm việc mua bán dầu mỏ của Iran.

Giáo sư Caitlin Talmadge, công tác ở Trường Đại học George Washington, cho rằng nếu muốn, Iran vẫn có thể đóng cửa eo biển Hormuz. Hải quân Iran không đủ tàu chiến lớn để duy trì một cuộc phong tỏa lâu dài nhưng với các loại tên lửa,  tàu nổi, tàu ngầm rải thủy lôi và khả năng đánh bom liều chết bằng tàu cao tốc, Iran có thể gây ra một cuộc tàn phá đáng kể. Tuy nhiên, muốn là một chuyện, còn làm được hay không là chuyện khác.

Hạm đội 5 của Mỹ đóng ở Bahrain gần đó sẽ theo dõi sát sao nhất cử nhất động của hải quân Iran. Các hoạt động thả thủy lôi và dàn binh bố trận tên lửa của Iran cũng sẽ không thoát khỏi cặp mắt cảnh giác của Mỹ.

Về phía Mỹ, giữ cho eo biển luôn luôn thông suốt cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng một khi Iran quyết tâm đánh ván bài chiến lược tại eo biển này nhằm giải cứu nền kinh tế của mình. Giáo sư  Vali Nasr, cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ, phân tích rằng nếu bị Mỹ dồn vào chân tường, cụ thể bị loại ra khỏi thị trường dầu mỏ thế giới vì không buôn bán gì được với thế giới bên ngoài thì Iran có thể trả đũa theo phương châm “không cho ăn sẽ phá cho hôi”.

Mặt khác từ mấy năm nay, Iran đã củng cố và gia tăng đáng kể căn cứ hải quân dọc theo chiều dài eo biển chiến lược kể trên nhằm đối phó với hạm đội 5 của Mỹ. Theo giáo sư Talmadge, Iran có hàng ngàn thủy lôi, ngư lôi, tên lửa hành trình, hơn một ngàn tàu cao tốc kiểu Zolfaqar trang bị tên lửa Nasr chống tàu chiến có thể đạt tốc độ 128 km/giờ. Iran cũng có máy bay không người lái có vũ trang, những dàn tên lửa bố trí dọc eo biển. Iran cũng là bậc thầy về đánh bom liều chết bằng tàu thuyền nhỏ cơ động và máy bay.

Nói cách khác, những thứ nói trên có thể  biến những chuyến đi qua eo biển Hormuz trở thành ác mộng. Tóm lại, theo giáo sư Talmadge, không được xem thường  những lời đe dọa của Iran vốn thường có những hành động rất khó đoán.

Lợi bất cập hại

Eo biển Hormuz là đường biển quốc tế, tàu bè các nước được tự do đi lại theo Luật Hàng hải quốc tế. Bất cứ nước nào phong tỏa nó được xem là một hành động gây chiến. Mỹ và Israel sẽ có cớ để tấn công Iran. Ngay các đồng minh thân thiết của Iran là Nga và Trung Quốc cũng không thể bênh vực hành động này. Nga đang khai thác dầu ở Iraq, còn Trung Quốc trông cậy vào nguồn cung cấp dầu của các nước vùng Vịnh. Họ không hề muốn eo biển bị phong tỏa.

img
Chiếc tàu chở 2,3 triệu tấn dầu thô của Nhật này đã bị hư hại nhẹ
do một vụ nổ bí ẩn khi đi qua eo biển Hormuz ngày 28-7-2010. Ảnh: AP

Nghiêm trọng nhất là đóng cửa eo biển  sẽ gây thiệt nặng nề cho Iran hơn bất cứ lệnh cấm vận nào của phương Tây. Iran sẽ mất 80% doanh thu từ dầu mỏ bởi hằng ngày nước này xuất khẩu 2,5 tỉ thùng dầu qua ngả Hormuz. Không những mất nguồn xuất khẩu dầu mỏ, Iran cũng mất luôn đường nhập khẩu  hàng hóa thiết yếu như xăng.  Với những lý do vừa kể, hầu hết các nhà phân tích phương Tây tin rằng Iran sẽ không dám đóng cửa eo biển Hormuz.

 Không đóng hẳn nhưng Iran  có thể sẽ áp dụng chiến thuật đánh du kích. Alireza Nader, chuyên gia của công ty tư vấn Mỹ RAND, cho biết Iran sẽ không đóng cửa cái rụp nhằm tránh đụng độ lớn không cân sức “Họ chỉ quấy rối bằng cách chặn và khám tàu dầu bởi họ biết các hành động quân sự sẽ là một cuộc tự sát về mặt kinh tế”. Bằng cách này, Iran sẽ gây xáo trộn thị trường dầu mỏ toàn cầu, đẩy giá bảo hiểm hàng hải lên cao chót vót và nhất là bán giá dầu tăng lên ít nhất 50 USD/thùng. Lúc đó, để giảm sốc kinh tế, Mỹ phải nới lỏng cấm vận Iran. Nếu được như vậy coi như Iran thành công.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo