17 giờ 45: HĐXX cũng tuyên phạt Lê Văn Miên (bố Luyện) 48 tháng tù giam, Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện) 30 tháng tù, Lê Thị Định (cô của Luyện) 15 tháng tù, Lê Thành Nghi (chủ rể của Luyện) 15 tháng tù, Trương Văn Hợp (bác họ của Luyện, bố của Trương Thanh Hồng) 12 tháng tù và Dương Thị Lược (vợ Hợp) 9 tháng tù.
Như vậy, 2 bị cáo Nghị và Lược không được hưởng án treo như đề nghị của Viện KSND sáng 11-1.
17 giờ 30: Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng thay mặt HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện mức án tổng cộng 18 năm tù giam như đề nghị của Viện KSND tỉnh Bắc Giang sáng nay 11-1. Trong đó, 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 9 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luyện và gia đình còn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 316 triệu đồng và chu cấp 1,5 triệu đồng/tháng cho cháu Trịnh Thị Bích đến năm 18 tuổi (trước đó gia đình nạn nhân đòi bồi thường 1,683 tỉ đồng).
17 giờ 30
: Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng thay mặt HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện mức án 18 năm tù giam như đề nghị của Viện KSND tỉnh Bắc Giang sáng nay 11-1.Trao đổi với phóng viên Người Lao động lúc chủ toạ phiên toà đang đọc bản kết tội, ông Trịnh Văn Tín - bố anh Trịnh Thành Ngọc, ông nội của cháu Trịnh Thị Bích - bày tỏ sự không hài lòng. "Gia đình chắc chắn sẽ kháng án để đảm bảo công bằng hơn", ông Tín khẳng định.
16 giờ 25: Thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - chủ toạ phiên toà cùng HĐXX đã xuất hiện trước toà để tuyên án.
16 giờ 15: Đã quá 45 phút so với dự định buổi sáng nhưng HĐXX vẫn chưa nghị án xong để tuyên trước toà (dự định 15 giờ 30 phút).
Trong khi đó, an ninh ở khu vực xung quanh khu vực TAND tỉnh Bắc Giang đã được thắt chặt hơn sáng nay và cả ngày 10-11. Cách cổng tòa khoảng 500 m, một hàng rào dây thép gai cùng lực lượng an ninh đông đảo được thiết lập.
15 giờ 15: Bị cáo Lê Văn Luyện cùng 6 bị cáo là thân nhân của Luyện được lực lượng cảnh sát đông đảo dẫn giải vào toà. Thân nhân trong gia đình nạn nhân đầu quấn khăn tang trắng, cầm di ảnh các nạn nhân cũng đã vào vị trí trong phòng xử án.
Tuy nhiên, chưa thấy Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - cùng HĐXX xuất hiện.
Nhiều người nhà nạn nhân bị kích động mạnh, liên tục chửi bới Lê Văn Luyện. Gia đình liên tục giơ di ảnh người đã mất, đòi "Luyện phải đổi mạng", không được bảo vệ cho kẻ giết người...
13 giờ 01: Chủ tọa tuyên bố kết thúc phần phần xét hỏi và thẩm vấn. Chiều nay (11-1), HĐXX nghị án và kế hoạch tuyên án vào lúc 15 giờ 30 phút chiều cùng ngày.
Trước khi kết thúc phần xét hỏi và thẩm vấn, Lê Văn Luyện lần đầu tiên công khai lên tiếng xin lỗi các nạn nhân, gia đình nạn nhân cũng như người thân của mình về những tội ác đã gây ra. Luyện nói sẽ chấp nhận mức án cao nhất mà tòa sẽ tuyên, đồng thời xin giảm án cho các thân nhân của mình.
12 giờ 35: Luật sư phía bị hại đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm rõ những chi tiết còn mâu thuẫn. Luật sự cũng đề nghị dựng lại hiện trường với sự xuất hiện của chính Luyện chứ không phải người đóng thế và các bên liên quan.
11 giờ 35: Luật sư Trần Chí Thanh tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại: "Chúng tôi đã đề nghị với cơ quan điều tra để được nghiên cứu hồ sơ trước đó nhưng không được đáp ứng. Tôi cũng nói luôn là thời gian ban hành hồ sơ vụ án cho các luật sư có vấn đề. Cáo trạng không thể hiện đến đến thời điểm nào, vụ án được phát hiện".
Luật sư Thanh cũng đưa ra nghi ngờ Trương Thanh Hồng chính là đồng phạm của Lê Văn Luyện bởi ngay sau khi vụ án xảy ra, các thông tin được đưa rộng rãi, không có lý gì mà bị cáo Hồng lại không biết có vụ án cướp vàng xảy ra.
Theo luật sư này, lời khai của Lê Văn Luyện về quá trình đột nhập, hành động của y tại nhà anh Trịnh Thành Ngọc có điểm thiếu logic. Điều này thể hiện ở chỗ, Luyện khó có thể thông thuộc các nơi trong nhà và có thể cắt camera theo dõi, báo chống trộm... Luật sự đặt nghi vấn Luyện ở trên gác và một đối tượng khác ở dưới nhà, tắt cầu dao chứ một mình Luyện không thể thực hiện được.
Luật sư mong chờ tiến hành thực nghiệm hiện trường. “Thật không ngờ việc này lẽ ra phải công khai song lại được cơ quan điều tra giấu kín, tiến hành bí mật. Sau khi xong thì luật sư mới tá hỏa về việc này”, luật sư Thanh.
Theo luật sư Thanh, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng thì luật sư tham gia lại không được thông tin, giấu kín về việc dựng lại hiện trường là thiệt thòi cho gia đình bị hại.
“Với tư cách là người bảo vệ người bị hại, tôi đồng tình một phần trong cáo trạng. Khi thực nghiệm hiện trường cần phải cho bị cáo ra và các nhân chứng xuất hiện. Nhưng điều này cơ quan điều tra chưa làm được”, luật sự Huỳnh nói.
Theo luật sư, các tình tiết tăng nặng chưa được đưa ra như: bị cáo Luyện giết trẻ em, động cơ đê hèn, giết nhiều người. “Hành vi đặt cháu Thảo lên giường cầm dao cắt cổ cháu thì không còn tính người. Ngoài ra, bị cáo còn cố tình thực hiện hành vi giết người tới cùng”, luật sư Huỳnh lên tiếng.
10 giờ 55: Bào chữa cho 3 bị cáo Hồng, Hợp và Lược, luật sư cho rằng cả 3 bị cáo này nhận thức pháp luật đều thấp. Với bản chất là những người lao động cần cù, chân chất, họ không biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Điều này cũng phù hợp với tâm lý, phong tục tập quán của người Việt
Gia đình bị cáo này đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và có nhân thân tốt. Ba bị cáo trên có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên nên luật sư đề nghị tòa phạt cảnh cáo với Hợp, phạt Hồng cải tạo không giam giữ.
Nhiều người cho rằng cần phải sửa luật để tăng hình phạt cho Luyện, song căn cứ vào nhiều yếu tố, nhất là việc chưa đủ tuổi vị thành niên và pháp luật của Việt
10 giờ 20: Đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên phạt Lê Văn Luyện tổng cộng 18 năm tù. “18 năm tù về tội giết ngươi, 18 năm về cướp của, 6- 8 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng cộng tuyên phạt là 18 năm tù” đại diện Viện KSND đề nghị (do Luyện gây án khi chưa đủ 18 tuổi (sinh 18-10-1993) nên hình phạt cao nhất với người vị thành niên chỉ là 18 năm tù - PV).
Trước đó, tòa án bước vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND bắt đầu trình bày quan điểm và bản luận tội. Với bị cáo Lê Văn Luyện, theo nhận định của Viện KSND, hành vi lạm nhiệm tín dụng tài sản là một nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi phạm tội khác. Vì sau khi tiêu hết số tiền do cắm xe máy, Luyện mới nảy sinh ý định cướp tiệm vàng để lấy tiền.
Tại phiên tòa, gia đình yêu cầu bị cáo bồi thường. Đề nghị bị cáo chấp hành nghiêm chỉnh và gia đình bị hại cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, bị cáo Luyện còn phải có trách nhiệm với cháu Bích số tiền 1,5 triệu đồng/tháng đến năm 18 tuổi.
Luyện sống chung với bố mẹ, chưa có tài sản riêng nên bố mẹ Luyện phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bị hại.
Với hành vi lạm nhiệm tín dụng, cha mẹ bị cáo đã trả lại tài sản cho người bị hại nên đề nghị áp dụng hình thức giảm nhẹ vì đã khắc phục hậu quả.
9 giờ 55: Tòa bước vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang bắt đầu trình bày quan điểm và bản luận tội.
Với bị cáo Lê Văn Luyện, theo nhận định của Viện KSND, hành vi lạm nhiệm tín dụng tài sản là một nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi phạm tội khác. Vì sau khi tiêu hết số tiền do cắm xe máy, Luyện mới nảy sinh ý định cướp tiệm vàng để lấy tiền.
9 giờ 52: Chủ tọa hỏi: “Gia đình bị hại đòi bồi thường và tăng chăm sóc cho cháu Bích, trước hết, bị cáo có chấp nhận thế nào về số tiền này?”. Luyện trả lời: “Bị cáo đồng ý bồi thường”.
9 giờ 50: Chủ tọa tiếp tục hỏi về khoản bồi thường dân sự. Người nhà tiếp tục giữ nguyên đòi bồi thường gần 1,7 tỉ và yêu cầu nuôi cháu Bích đến năm 18 tuổi.
Lúc này, tại TP Bắc Giang trời chuyển mưa lất phất. Một số người dân đã phải tản đi trú, một số khác vẫn bám trụ và liên tục nghe ngóng phiên tòa. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi biết Luyện không thể hiện thái độ ăn năn của mình.
9 giờ 35: Tòa chuyển sang phần hỏi về bồi thường dân sự. Chị Đinh Thị Nhi - chị gái của chị Đinh Thị Chín - kể lại buổi sáng hôm xảy ra án mạng và nói về chiếc túi màu xanh đựng tiền và vàng của tiệm vàng Ngọc Bích.
9 giờ 25: Luật sư tiếp tục hỏi Luyện: “Nay bị cáo đã đủ 18 tuổi, dự phiên tòa hôm nay, nghe HĐXX mô tả hành vi phạm tội của bị cáo trước đây, nghe các người nhà lên án nhát dao cứa cổ, trong suy nghĩ của bị cáo như thế nào?”. Luyện đáp: “Không biết ạ!”
Luật sư hỏi: “Đây là cơ hội để bị cáo đối diện lại với toàn bộ tội ác của mình trước vành móng ngựa, trước HĐXX, trước người nhà nạn nhân, bị cáo có nguyện vọng, đề đạt nguyện vọng gì không?”. Luyện đáp: “Không ạ!”. Tại sao khi giết 2 người lớn rồi, bị cáo còn giết cả hai cháu nhỏ?” - “Vì bị cáo sợ bị lộ”.
9 giờ 10: Luật sư Trần Anh Sơn hỏi Luyện: “Mục đích vào trong tiệm vàng này là gì?” - “Giết người, cướp của”. “Tại sao bị cáo mục đích giết người, cướp của lại đi giết cháu bé mới nhỏ tuổi?” - “Vì cháu bé khóc”. “Mục đích của bị cáo là giết người, cướp của hay là chỉ cướp của rồi giết người?” - “Cả giết người, cướp của”. “Tại sao khi giết hết người rồi lại không lấy hết vàng?” - “Vì không kịp ạ”.
8 giờ 55: Tòa chuyển sang phần luật sư hỏi các bị cáo. Luật sư Phạm Xuân Anh hỏi lại Luyện để tái khẳng định lại một số tình tiết về việc mua dao, thực hiện án mạng, động cơ gây án tại tiệm vàng Ngọc Bích.
8 giờ 40: Tòa gọi Luyện ra trước vành móng ngựa hỏi. Luyện tiếp tục khẳng định chứ một mình hắn gây án.
8 giờ 25: Chủ tọa công bố thông tin đã hỏi cháu Bích. Cháu Bích cho biết, ngoài chú cao to còn một chú người nhỏ hơn, có đuôi ở sau gáy. Cả hai người này cháu đều không quen. Cháu thấy người này mặc áo sáng màu tây, quần dài cũng đi chân đất. Còn những đặc điểm khác cháu không nhận được vì trời tối.
“Cháu chỉ biết chính xác 1 chú chém cháu còn cháu có cảm giác ở ngoài có 1 thanh niên khác song cháu không biết. Khi tỉnh dậy, cháu chỉ biết có chú thanh niên vào trong phòng và sau đó nghe tiếng động dưới phòng khách. Cháu chỉ biết đó là chú thanh niên cao hơn bố cháu và gầy hơn bố cháu. Cháu chỉ nghe tiếng dao rơi chứ không nhìn rõ. Chú thanh niên giật máy điện thoại nhưng không thấy nói hay gọi điện với người khác”.
Chị Đinh Thị Nhi, bác của cháu Bích, cho biết thêm: “Tôi đưa cháu Bích chuẩn bị đi viện kề mồm vào tận tai cháu hỏi: Thế con có nhận ra bá là ai không? - “Bá Nhi”. Con có đau không? - “Con đau”. Chú công an hỏi: Thế con nhìn thấy mấy người - “Cháu nhìn thấy 2 người”. Thanh niên hay người thế nào? - “Hai chú thanh niên cũng cao cao, gầy gầy”.
Chị Nhi đặt câu hỏi, tại sao ở Bệnh viện, cháu Bích lại khai khác?
8 giờ 24: Chị Trịnh Thị Nga, chị gái của anh Ngọc, đứng lên có ý kiến, cung cấp thông tin với tòa: “Cháu Bích có thấy 2 thằng úp mặt bố mẹ cháu vào tường. Trong cáo trạng không có chi tiết này”.
Tòa cho rằng, để dành đến phần tranh luận sẽ đưa vấn đề này ra.
Khi thấy gia đình không mở cửa, gọi mãi không được, anh Tám đã trèo vào nhà từ cửa sổ tầng 3 (nơi Luyện đột nhập vào tiệm vàng), phát hiện xác chị Chín, anh Tám vội trèo ra và báo cho mọi người biết.
“Khi tôi bế cháu Bích xuống, đưa cháu đi bệnh viện có thêm mấy người nữa, cháu cung cấp cho chúng tôi chi tiết trong cáo trạng không nhắc đến”, anh Tám khai trước tòa.
8giờ 07: Chủ tọa phiên tòa hỏi anh Hoàng Văn Trai (trú bản Na Tồng, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) là người đã đưa Luyện sang Trung Quốc song cũng là người đã dụ Luyện từ Trung Quốc về Việt
Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ khi vụ án mới bắt đầu được khám phá. Ngay cả trước khi diễn ra vụ xử Luyện 1 ngày, cả ông nội của cháu Bích và ông nội của Lê Văn Luyện đều tin rằng, 1 mình Luyện không thể đủ sức giết cả 3 người.
Người nhà nạn nhân cho rằng, nhiều dấu vết tại hiện trường chưa được làm rõ, còn nhiều nghi vấn về hung thủ thứ hai.
Trong khi đó, từ khi bị bắt đến nay, Luyện luôn khẳng định chỉ một mình mình gây án và chấp nhận mọi hình phạt cho tội lỗi của mình. Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bắc Giang trong kết luận điều tra cũng khẳng định, Luyện là hung thủ duy nhất trong vụ án.
Trong phiên tranh luận, đại diện của bị hại sẽ đưa ra những quan điểm của mình về việc có hay không hung thủ thứ hai trong vụ án này, trình bày những điều còn chưa làm rõ trong quá trình điều tra. Lê Văn Luyện sẽ được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án và dự kiến tuyên án vào chiều nay 11-1.
Cũng trong ngày đầu tiên xét xử, Luyện đã cúi đầu nhận tội của mình và xin lỗi tới gia đình nạn nhân. Những giọt nước mắt lần đầu tiên rơi xuống từ khóe mắt của sát thủ máu lạnh.
Dù vậy, sự hối cải muộn màng của Luyện không ngăn được những cơn giận giữ, kích động của người nhà nạn nhân ngay trong phòng xét xử và bên ngoài. HĐXX đã hai lần phải hoãn tòa để hội ý và phải tạm dừng buổi sáng để chiều cho tình hình dịu xuống, đại diện của gia đình nạn nhân mới chịu bước vào phòng xét xử làm việc của mình.
Người đại diện của gia đình bị hại cũng đã yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683,5 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nuôi dưỡng cháu Trịnh Thị Bích suốt đời.
Ngoài Luyện, các bị cáo còn lại đều khai báo thành khẩn. Chỉ cô ruột Lê Thị Định và chú rể Lê Thành Nghi của Luyện thì kêu oan vì không biết che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là phạm tội. Sau khi tòa giải thích thì các bị cáo này đều nhận ra.
Dã man, tàn bạo chưa từng có Theo cáo trạng truy tố Lê Văn Luyện và 5 bị can liên quan, vào rạng sáng 24-8-2011, lợi dụng đêm mưa gió, Lê Văn Luyện đã đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) mang theo dao với mục đích cướp của. Tại đây, Luyện đã ra tay sát hại dã man vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi), chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) và cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi); chém đứt bàn tay phải cùng nhiều nhát khác lên người cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi). Sau khi gây ra vụ thảm sát, Luyện xuống tầng 1 cướp đi một lượng vàng lớn. Số tang vật vụ án sau này được thu giữ bao gồm 231 nhẫn, 67 dây chuyền, 13 vòng tay, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá có bọc kim loại màu vàng,… 1 điện thoại Nokia 3110 cũ. Tổng giá trị ước tính khoảng 1,3 tỉ đồng. Ngoài Lê Văn Luyện bị đưa ra xét xử với 3 tội danh: “giết người", "cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 5 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: Lê Văn Miên; Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”.
|
Bình luận (0)