xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo viên Tây trên đất Việt

Bài và ảnh: Dương Bình (Giáo Dục)

Hiện nay, nhiều người nước ngoài đã chọn VN làm nơi sinh sống và trong đó có không ít giáo viên đến từ những quốc gia có nền giáo dục phát triển cao. Bằng tấm lòng nhiệt thành, họ đã từ bỏ cuộc sống vật chất đầy đủ, môi trường làm việc tiên tiến để chia sẻ những tinh hoa giáo dục của nước mình đến với học trò Việt.

Gieo chữ nơi “đất khách”

Chồng là người Úc, gốc Việt, cứ mỗi năm nghỉ lễ là cô Erika Hien lại theo chồng về VN thăm gia đình. Mỗi chuyến về thăm quê chồng chỉ một vài tuần nhưng nơi này đã đọng lại trong cô rất nhiều ấn tượng về sự vui vẻ, hòa đồng và đầy nghĩa tình của người Việt. Cô đã không ngần ngại bàn bạc với chồng về VN sinh sống để tìm hiểu thêm phong tục, tập quán của đất nước này.
 
Vậy là ngay từ đầu tháng 8-2011, cô đã từ bỏ vị trí giảng viên của Trường ĐH Sydney danh tiếng ở Úc để làm giáo viên (GV) dạy tiếng Anh bình thường ở Trường THCS - THPT Quốc tế Việt - Mỹ với một mức lương thấp hơn. Cô Erika Hien chia sẻ: “Những ngày đầu mới về làm việc ở VN, tôi đã gặp không ít khó khăn, đó là việc bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán, phương tiện đi lại... Nhưng nhờ có sự hỗ trợ của chồng, gia đình và các em học sinh (HS), tôi đã nhanh chóng vượt qua những trở ngại này”.
 
Từng có thời gian sang tham quan VN trong một chuyến du lịch nhưng khoảng thời gian ít ỏi đó đọng lại trong cô Angela Campagna (quốc tịch Canada, GV dạy tiểu học Trường Quốc tế Canada) không nhiều kỷ niệm. Thế nhưng, sau khi kết thúc chương trình dạy học ở Hàn Quốc, cô đã chọn VN làm môi trường làm việc vì nơi này sẽ giúp cô hiểu biết thêm về nền văn hóa phương Đông, một nền văn hóa mà cô vô cùng yêu thích.
 
img
Những tình cảm yêu mến thầy cô của học trò Việt là động lực lớn
để giáo viên nước ngoài ở lại và cống hiến hết mình cho nền giáo dục Việt Nam
 
Cô nhớ lại: “Khi mới  qua đây, tôi muốn ăn uống hay cho thêm gia vị nào vào món ăn, người ta lại hiểu nhầm tôi chọn món khác. Hay khi ống nước nhà tôi bị vỡ, tôi dùng cuốn từ điển tiếng Việt dành cho khách du lịch nhưng trong cuốn này không có từ mà tôi muốn nhắc đến, vì thế khi tôi nói, thậm chí là vẽ lên giấy, bảo vệ cũng không hiểu...”. Không chỉ gặp khó khăn trong cuộc sống thường nhật, những ngày lên lớp của cô cũng gặp nhiều vấn đề. Là giáo viên dạy lớp 1, các em chủ yếu nói tiếng Việt nên cô không thể dạy theo lối thuyết giảng mà thường xuyên phải tổ chức trò chơi để các em hiểu...
 
Cũng may là những khó khăn này cô nhanh chóng khắc phục được do đồng nghiệp người Việt đã hướng dẫn cô rất nhiệt tình. Cô chia sẻ: “Càng sống với con người VN, tôi càng có nhiều cảm tình và yêu quý họ hơn, đặc biệt là những tình cảm mà học trò dành cho tôi có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được. Vì thế, tôi mong muốn được làm việc lâu dài ở Việt Nam”.
 
Cũng có nhiều GV chưa bao giờ đặt chân đến VN, họ chỉ biết đó là một đất nước anh hùng đã đánh đổ hai cường quốc Pháp và Mỹ; chỉ biết lờ mờ về đất nước hình chữ S nằm trên bán đảo Đông Dương... Thế nhưng họ đã không ngần ngại đặt dấu mốc cho cuộc đời bằng quyết định làm việc dài hạn ở VN. Đó là câu chuyện của thầy giáo trẻ Kadir Basar, GV Trường Song ngữ Quốc tế Horizon.
 
Vừa tốt nghiệp Khoa Sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH Nevada, Reno Hoa Kỳ, thầy đã quyết định sang VN làm việc. Thầy lý giải: “Tôi muốn tìm kiếm cuộc sống mới ở một đất nước hoàn toàn xa lạ với mình nên tôi đã lên mạng tìm kiếm thông tin. Rất may là qua các trang web, tôi còn biết được nhiều điều thú vị ở đất nước này nên đã không ngần ngại khi chọn VN làm môi trường sinh sống cho cả gia đình”.
 
Hồi chuẩn bị sang VN, thầy thú thật là cũng rất lo lắng bởi một chữ Việt bẻ đôi thầy cũng không có. Vậy nhưng, khác với cô Angela Campagna, thầy khá bất ngờ vì khi đến TPHCM, từ bác xe ôm cho đến nhân viên bán hàng đều nghe và hiểu những gì thầy muốn nói, vì thế sự bất đồng ngôn ngữ không còn là nỗi lo của thầy.

Những ngày xuân ấm áp

Thầy Terry Robin (quốc tịch Úc, GV dạy môn toán Trường THCS-THPT Quốc tế Việt - Mỹ) đã sống ở VN được 4 năm và có rất nhiều kỷ niệm với học trò. “HS Việt chăm chỉ và thông minh, tôi dạy toán bằng tiếng Anh nhưng chỉ cần tìm cách giải thích đơn giản, các em chú ý tập trung là hiểu bài chứ không mất nhiều thời gian để giải thích. Đặc biệt các em sống rất tình cảm, có chuyện vui buồn gì là tôi cũng được học trò tin tưởng và chia sẻ. Các ngày lễ, Tết, các em đều không quên lời chúc tới thầy, đây là một việc làm đáng quý không phải ở nước nào cũng có”- thầy Terry Robin chia sẻ.

Cô Uirikka (quốc tịch Đan Mạch, GV dạy mẫu giáo Trường Song ngữ Quốc tế Horizon) kể: “Trẻ con VN rất năng động và nhiệt tình. Mới sang VN hơn 4 tháng nhưng ngày nào tôi cũng rất vui. Lần thứ hai đến lớp, tôi bất ngờ thấy nhiều HS tặng tôi mấy bông hoa. Và kể từ ngày đó đến giờ, ngày nào tôi cũng được các em tặng hoa. Các ngày lễ như Ngày Nhà giáo VN (20-11), Phụ nữ VN (20-10)... các em đều có nhiều lời chúc dành cho tôi. Vì thế, mỗi ngày đến lớp đối với tôi đều là một niềm vui, một kỷ niệm đẹp”.
 
Cô giáo Uirikka đã từng đón Tết ở VN trong đám cưới bố, cô tâm sự: “Những ngày Tết, người Việt chuẩn bị rất chu đáo, nhà nhà đều dọn dẹp, trang trí nhà cửa, mua sắm đồ mới... trong không khí ấm cúng và hạnh phúc. Cái không khí hân hoan này không phải là ngày một, ngày hai mà kéo dài ra tận tháng 2 nên tôi thấy rất vui”.

Đồng nghiệp với cô là thầy Kadir Basar, những ngày đầu mới sang VN thầy cũng khá bất ngờ trước tình cảm quý mến của học trò dành cho mình. “Khi một số học trò mời tôi đến ăn tối ở nhà, tôi đã bất ngờ vì ở đất nước tôi, học trò chưa bao giờ làm như vậy. Kể từ ngày đó, tôi cũng thường xuyên mời học trò về ăn tối ở nhà mình và tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó thân thiết”.

“Ngày Tết ở VN rất đặc biệt, học trò đều đến thăm hỏi và mừng tuổi tôi. Một việc làm mà ở đất nước tôi không hề có. Nhiều gia đình HS còn mời tôi đến nhà đón Tết, ở đó tôi cảm nhận được tình cảm gia đình ấm áp bên các mâm cỗ. Vì thế mà năm nay, tôi quyết định sẽ tiếp tục cùng vợ con ở lại đón Tết VN, cùng được nhận các bao lì xì - biểu tượng của sự may mắn mà người Việt dành cho chúng tôi”- thầy Kadir Basar vui vẻ bộc bạch.

Hầu hết, GV nước ngoài khi tham gia giảng dạy ở VN đều ấn tượng trước tình cảm của những người dân Việt dành cho họ, đặc biệt là trong những ngày Tết cổ truyền. Vì thế, rất nhiều người đã chọn ở lại VN ăn Tết với gia đình người Việt để cảm nhận cái tình người ở dải đất hình chữ S này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo