xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm tải bệnh viện: Cứ... chờ !

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

TPHCM và Bộ Y tế đề ra nhiều giải pháp với hy vọng đến năm 2015 giảm 50% tình trạng quá tải ở các bệnh viện

“TPHCM đã chọn bệnh viện quận, huyện nào để thực hiện kế hoạch giảm tải chưa, rồi đưa ra đề xuất luôn hay vì lý do tế nhị nào mà chưa làm. Nếu không thì chủ trương sẽ là chủ trương mãi” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu mở đầu buổi làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM vào chiều 14-2 nhằm tìm giải pháp tháo gỡ thực trạng quá tải ở các bệnh viện trên địa bàn TP.

Bệnh viện nào cũng than

PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết lượng bệnh nhân khám - chữa bệnh ở các cơ sở y tế không ngừng tăng với mức trung bình 5% - 10%, gây ra tình trạng quá tải. Các bệnh viện từ đa khoa đến chuyên khoa đều vượt công suất so với số giường bệnh hiện có, như Bệnh viện 115 (tăng 114%), Nhi đồng 1 (tăng 123%), Từ Dũ (tăng 126%), Ung Bướu (tăng dao động từ 120% đến 247%), Chấn thương Chỉnh hình (CTCH - tăng 129%)…
Còn bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám  đốc  Bệnh viện CTCH, than do thiếu hụt nhân lực chuyên về CTCH dẫn đến thực trạng quá tải: “Số lượng bệnh nhân khám và nhập viện đến nay đều tăng gấp 5 lần.
Cả nước có hơn 1.000 bác sĩ chuyên sâu về CTCH lo cho hơn 80 triệu dân, trong khi Thái Lan có 3.000 bác sĩ chăm sóc 60 triệu dân. Ngoài ra, nhiều bệnh viện quận, huyện tại TP chưa có khoa CTCH”.
img
Do quá tải, bệnh nhân phải nằm điều trị ngoài hành lang bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận cũng nhìn nhận: Từ sau ngày giải phóng đến nay, dân số tại TP đã tăng hơn gấp đôi trong khi số giường bệnh trong ngành y tế thì không tăng kịp. Hơn nữa, hiện do các bệnh viện tuyến quận, huyện tại TP mới hoạt động được 60% công suất so với yêu cầu, dẫn đến người bệnh cứ đổ dồn về tuyến trên, chuyên khoa.
Trong khi đó, đại diện các bệnh viện quận, huyện như 12, Bình Tân, Tân Phú và Cần Giờ cho biết họ đã đầu tư xây dựng cơ sở mới và nhận được hỗ trợ chuyên môn từ các bệnh viện tuyến trên nhưng lại hoạt động không hiệu quả do vướng thủ tục nên không thể góp phần giảm tải.
“Sau khi được chuyển giao kỹ thuật từ hai bệnh viện 115 và Hùng Vương, lượng bệnh nhân đến với chúng tôi khá đông nhưng càng thấy đông thì càng sợ vì nguồn kinh phí bệnh viện không ổn định” - bác sĩ Nguyễn Văn Nhỏ, Giám đốc Bệnh viện quận 12, nói.

Hai giải pháp chính

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TPHCM đề xuất 2 giải pháp chính nhằm góp phần giảm tải là “gắn thương hiệu” các bệnh viện tuyến trên xuống bệnh viện quận, huyện để thu hút bệnh nhân; khẩn trương xây dựng các bệnh viện trọng điểm ở 4 cửa ngõ của TP.

Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, cho rằng giải pháp đột phá hiện nay là phải có chủ trương, chính sách thích hợp từ các cấp thẩm quyền để giao số giường bệnh không sử dụng hết ở bệnh viện quận, huyện tại TP cho các bệnh viện chuyên khoa có quá tải.
Còn về giải pháp lâu dài, bác sĩ Minh đề nghị Bộ Y tế điều chỉnh biểu giá viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ và có sự chênh lệch theo tuyến điều trị; tăng cường đầu tư cho tuyến dưới; hạn chế lượng bệnh nhân tỉnh vượt tuyến.
Còn bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết trong năm 2010-2011, bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp chống quá tải. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải nâng cao chất lượng điều trị mạng lưới nhi khoa phía Nam để giảm áp lực cho TPHCM.
img
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh  hình TPHCM luôn trong tình trạng quá tải
TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám - chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề án giảm tải bệnh viện với 5 nhóm giải pháp. Cụ thể: Mở rộng bệnh viện dù đã cơi nới tăng giường; tăng cường biện pháp chuyên môn kỹ thuật; cải cách thủ tục hành chính, quy định chế tài; nghiên cứu tài chính y tế - viện phí và xây dựng thực hiện chính sách, tăng cường nguồn lực tuyến dưới.
Từ năm 2012 - 2015, tập trung hạn chế tình trạng quá tải của các bệnh viện quá tải trầm trọng tại Hà Nội và TPHCM. Sau đó, tiếp tục mở rộng triển khai tại các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đồng thuận với các giải pháp mà TPHCM đề ra, đó là thực hiện việc “gắn thương hiệu” bệnh viện tuyến trên cho tuyến dưới và đầu tư xây dựng nhiều bệnh viện mới để làm sao đến năm 2015, TP sẽ có thêm hơn 5.000 giường bệnh mới nhằm góp phần giảm tải.

13.000 tỉ đồng xây 7 bệnh viện

Theo quy hoạch của ngành y tế TP, đến năm 2015 sẽ đạt các chỉ tiêu: 42 giường bệnh/1 vạn dân; 15 bác sĩ/1 vạn dân; giảm 50% quá tải...
TP cũng đã có chủ trương triển khai 7 dự án xây dựng bệnh viện trọng điểm ở 4 cửa ngõ của TP: Cửa ngõ phía Bắc: Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi và Hóc Môn (quy mô 1.000 giường); cửa ngõ phía Nam: Bệnh viện CTCH, Trung tâm Xét nghiệm Y khoa TP (quy mô 500 giường); cửa ngõ phía Đông: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Ung Bướu (quy mô 1.000 giường); cửa ngõ phía Tây: Bệnh viện Nhi Đồng TP (quy mô 1.000 giường).
Tổng vốn đầu tư cho 7 dự án này là 13.000 tỉ đồng, trong đó dự kiến vốn ngân sách 8.000 tỉ đồng, vốn xã hội hóa 5.000 tỉ đồng. Trong năm 2012, kế hoạch cấp vốn cho các dự án là 93 tỉ đồng.

Bảy bệnh viện trên hoàn thành sẽ giúp TP tăng thêm 5.500 giường bệnh và có được một trung tâm xét nghiệm hiện đại tiêu chuẩn quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo