xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trục trặc buýt đường sông

Ánh Nguyệt

Dù TPHCM đã tạo nhiều điều kiện nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa làm rõ được hiệu quả kinh doanh lẫn hiệu quả xã hội của dự án buýt đường sông

Nhận thấy tiềm năng vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sông của TPHCM rất lớn nên cách đây 10 năm, ý tưởng hình thành buýt đường sông đã được đề cập. Tuy nhiên phải đến năm 2010, Công ty TNHH Thường Nhật mới chính thức đề xuất nghiên cứu dự án buýt đường sông nhưng điều đáng tiếc là đơn vị này đã không trình được dự án chi tiết của hai tuyến buýt theo đúng tiến độ mà UBND TP đưa ra (ngày 31-12-2011) nên có thể xem như dự án này bị tạm dừng.

Xác định hai tuyến buýt sông

Sau một thời gian nghiên cứu, Công ty TNHH Thường Nhật đã đề xuất lập hai tuyến buýt đường sông và đã nhận được sự đồng thuận của UBND TP. Theo đó, tuyến số 1 có lộ trình: Linh Đông – Bình Quới – Hiệp Bình Chánh – Tầm Vu – Thanh Đa – Thảo Điền – Ung Văn Khiêm – Trần Não – Nguyễn Hữu Cảnh – Bạch Đằng và tuyến số 2: Bến Nghé – Tàu Hũ (Bến Bạch Đằng – quận 4 – quận 5 – quận 6 – quận 8).
img

Ca nô của Công ty TNHH Thường Nhật đưa đón kỹ sư đến làm việc ở các khu công nghiệp ven sông. Ảnh: NHẬT MINH

Cả hai tuyến đều có chiều dài khoảng 11 km, tổng thời gian di chuyển trên toàn tuyến mất khoảng 30 phút. Trong trường hợp thí điểm thành công hai tuyến trên, Công ty TNHH Thường Nhật sẽ tiếp tục xin phép tiến hành giai đoạn 2. Lúc đó những tuyến mới sẽ được xem xét, như tuyến Miếu Nổi – Bình Lợi – Fatima – Bình Triệu – Thanh Đa – Thảo Điền; Bạch Đằng – Kinh Tẽ - Phú Mỹ Hưng và các tuyến nối kết với tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... 

Tổng kinh phí tối thiểu của hai tuyến buýt đường sông dự kiến khoảng 60 tỉ đồng. Sau khi tính toán chi phí, Công ty TNHH Thường Nhật đề xuất giá vé trọn lộ trình là 15.000 đồng/vé. Theo nhận định của công ty này, người tham gia giao thông sẽ chiếm tỉ lệ 70%, phần còn lại là khách du lịch.  Hành khách mà buýt đường sông nhắm đến là tầng lớp có thu nhập trung bình khá, chủ yếu là những công ty có văn phòng làm việc tại trung tâm TP.

Cách làm sai

Thế nhưng đầu tháng 12-2011, Công ty TNHH Thường Nhật gửi văn bản lên Sở GTVT trần tình về sự chậm trễ của dự án. Cụ thể, việc hoạch định vị trí để lập các bến thuyền đón trả khách trên toàn tuyến gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng khó khảo sát đo đạc các phần đất dùng làm bến bãi vì những phần đất này hiện đang được một số đơn vị quản lý sử dụng.
Ngoài ra, việc lập bến trung tâm tại bến Bạch Đằng cũng gian nan vì UBND quận 1 cho biết Công ty TNHH Thường Nhật sẽ chỉ được phép sử dụng cầu bến hiện có như một khách hàng của Ban Quản lý bến Bạch Đằng và không được xây dựng thêm mô hình nào khác.
Ông Trần Thế Kỷ, Phó Giám đốc Sở GTVT, cho biết mặc dù đã tạo nhiều cơ hội cho Công ty TNHH Thường Nhật nhưng đến nay đơn vị này vẫn không xác định được 16 vị trí làm bến bãi, mỗi vị trí chiếm diện tích bao nhiêu, cần cơ chế hỗ trợ như thế nào, kinh doanh thu hồi vốn ra sao…
Còn ông Phan Công Bằng, Trưởng Phòng Quản lý Giao thông thủy - Sở GTVT, dù đánh giá cao dự án buýt đường sông nhưng ông không hài lòng với cách làm của Công ty TNHH Thường Nhật trong thời gian qua. “Đáng lẽ họ phải ký hợp đồng với một đơn vị tư vấn để nghiên cứu lập dự án. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn phải báo Sở GTVT để gỡ rối và xin UBND TP gia hạn thời gian hoàn thành dự án nhưng họ lại không làm” - ông Bằng nói.
Theo ông Bằng, đáng lẽ Công ty TNHH Thường Nhật phải thể hiện được 16 vị trí làm bến bãi hai bên bờ sông, đề xuất cụ thể các cơ chế trợ giá gián tiếp bằng cách kinh doanh khai thác bến bãi, yêu cầu hỗ trợ xây dựng cầu, bến và ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp trong dự án chi tiết để trên cơ sở đó, UBND TP mới có thể yêu cầu các quận, huyện liên quan xem xét, đề xuất vị trí và sẽ có phương án thúc đẩy khi thấy tính khả thi của dự án. Đằng này, Công ty TNHH Thường Nhật không đưa ra được những yếu tố mang tính chất quyết định như trên, cũng không làm rõ được hiệu quả kinh doanh lẫn hiệu quả xã hội của dự án.
Ngoài việc “đi theo một quy trình ngược”, không loại trừ việc Công ty TNHH Thường Nhật có thể đang gặp khó khăn về tài chính. Cũng trong văn bản gửi Sở GTVT, doanh nghiệp trên chủ động đề nghị được hợp tác với Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn TNHH MTV (SAMCO) khi đơn vị này được UBND TP giao nghiên cứu tổ chức hệ thống taxi thủy.
“Mặc dù thời hạn UBND TP giao đã hết nhưng nếu Công ty TNHH Thường Nhật xin tiếp tục dự án thì Sở GTVT vẫn ủng hộ, mục đích là để sớm tạo ra một loại hình giao thông công cộng mới để “chia lửa” cho hệ thống giao thông đường bộ đang quá tải”- ông Bằng cho biết.

Nghiên cứu tiềm năng buýt sông

Hiện Sở GTVT đã xin nguồn vốn của UBND TP để Sở Khoa học và Công nghệ đặt hàng các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả dự án vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sông của TPHCM một cách bài bản. Sau khi đề án hoàn thành, Sở GTVT sẽ có những đề xuất phù hợp. Trong trường hợp dự án khả thi, các doanh nghiệp muốn đầu tư, kinh doanh buýt sông thì phải mua lại toàn bộ kết quả nghiên cứu trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo