xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó kiểm soát thịt bẩn, thịt thối

Bài và ảnh: Nguyễn Hải

Ngay trong mùa dịch bệnh nhưng thị trường TPHCM tràn ngập gia cầm lậu l Bùng phát trở lại tình trạng bơm nước trực tiếp vào thịt gia súc, gia cầm

img
Heo mắc bệnh truyền nhiễm vừa được phát hiện tại một lò heo quay ở huyện Bình Chánh
Dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tại nhiều địa phương, gia cầm mắc bệnh chưa được kiểm soát tốt nên đang bị tẩu tán đi các địa phương tiêu thụ. TPHCM là thị trường lớn nhất cả nước và gia cầm lậu (không kiểm dịch) đang bày bán tràn lan thì khó tránh khỏi sự xâm nhập của gia cầm bị dịch bệnh.

Nguy cơ từ gia cầm bệnh

Khảo sát nhiều chợ trên địa bàn TPHCM hiện nay, hầu như ở quận, huyện nào cũng có bày bán gia cầm sống hoặc gia cầm đã được giết mổ không qua kiểm dịch. Thông tin từ các cơ quan chức năng TPHCM, trong tuần qua, tình trạng gia cầm lậu vận chuyển, buôn bán trên địa bàn bùng phát khá mạnh. Chỉ riêng QLTT đã phát hiện, bắt giữ 99 vụ (tăng 72 vụ so với tuần trước) với gần 4.000 con gia cầm và gần nửa tấn thịt gia cầm không kiểm dịch. Chi cục Thú y TPHCM cũng bắt giữ cả trăm vụ, với số lượng hàng ngàn con gia cầm.

Theo cơ quan thú y, tình trạng giết mổ gia cầm lậu quy mô lớn cũng tăng mạnh. Cuối tuần qua, Trạm Thú y huyện Bình Chánh kết hợp với các  cơ quan chức năng đã phát hiện 2 lò giết mổ gia cầm trái phép tại một địa chỉ thuộc khu phố 3, thị trấn Tân Túc, với số lượng gần 200 con và tại một địa chỉ khác ở ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, với hơn 700 con gia cầm. Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng Trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết không chỉ giết mổ gia cầm lậu mà tại lò giết mổ ở khu phố 3, thị trấn Tân Túc, cơ quan chức năng còn tịch thu dụng cụ để bơm bã đậu, nước vào gia cầm nhằm gian lận trọng lượng.

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho hay trước thực trạng gia cầm lậu tràn về TPHCM ngày càng nhiều, trong tuần này, TP sẽ họp bàn biện pháp phòng chống dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn. Trong đó sẽ triển khai phương án bố trí lực lượng trực gác, đóng chốt tại các khu vực tập trung buôn bán gia cầm trái phép để kịp thời xử lý. Ông Thảo lo ngại diễn biến dịch đang phức tạp, việc kiểm soát phòng chống dịch cúm gia cầm tại TPHCM nếu chỉ có lực lượng thú y thì không thể nào quán xuyến nổi.

Heo chết, chó thối… vẫn tiêu thụ

Theo bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức, không chỉ có gia cầm mà nguồn gia súc không qua kiểm dịch từ các địa phương cũng đang tràn vào TPHCM với số lượng rất lớn. Giới kinh doanh loại thực phẩm không an toàn này  tìm đủ mọi cách để qua mặt cơ quan chức năng. Thời gian qua, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ nhiều thịt lậu vận chuyển bằng xe tải, xe khách, xe buýt… Chỉ riêng ngày 18- 2, Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức bắt giữ 4 vụ vận chuyển 54 con heo, 163 con gia cầm lậu và 15 con chó (146 kg) làm sẵn đã bốc mùi hôi thối. Trước đó, trạm này cũng đã tịch thu, tiêu hủy gần 4.000 con vịt không kiểm dịch và bắt giữ hàng tấn thịt, phụ phẩm gia súc bốc mùi được vận chuyển từ khu vực miền Trung, miền Bắc vào TP tiêu thụ...

Tại khu vực Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, các cơ quan chức năng cũng liên tục phát hiện các lò heo quay thu mua nguồn heo trôi nổi không kiểm dịch, trong đó có nhiều heo bệnh, heo chết. Cuối tuần qua, cơ quan chức năng huyện Bình Chánh phát hiện tại một căn nhà không số ở tổ 3, ấp 6, xã Vĩnh Lộc B đang chế biến heo quay trái phép. Tang vật gồm 20 con heo bị xuất huyết toàn thân do mắc bệnh truyền nhiễm...

Một cán bộ Chi cục Thú y TPHCM cho hay sở dĩ nguồn thịt không an toàn từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc được đưa vào nhiều là do TPHCM là thị trường lớn, các cơ sở chế biến thực phẩm nhiều nên dễ trà trộn để tiêu thụ.

Dùng giàn kim tiêm để bơm nước

Gần đây lại diễn ra tràn lan tình trạng bơm nước, bã đậu vào diều gia cầm sống. Gà, vịt sau khi giết mổ cũng bị bơm nước vào dưới lớp da và trong thớ thịt để gia tăng trọng lượng cũng như tạo cho gà, vịt nhìn mập mạp, bắt mắt người mua.

Tình trạng bơm nước trực tiếp vào heo cũng đang rất phổ biến. Heo sống, trong quá trình vận chuyển đã bị bơm nước vài ba lần. Sau khi giết mổ, người ta còn dùng cả giàn kim tiêm hàng chục ống để bơm nước vào thịt heo. Giàn ống tiêm này được nối với máy bơm nước, bơm cùng lúc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo