xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm

Nguyễn Thạnh

Hiện chủng virus cúm gia cầm A/H5N1 đã biến thể với độc lực mạnh, vô hiệu hóa các loại vắc-xin đang được sử dụng

img
Gia cầm chưa kiểm dịch vẫn bán tràn lan tại TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Ngày 23-2, trước nguy cơ cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát, đe dọa sức khỏe cộng đồng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến chỉ đạo khẩn cấp công tác phòng, chống tại nhiều địa phương trên cả nước.

Nguy cơ dịch lan mạnh

Mở đầu buổi trực tuyến, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Diệp Kỉnh Tần bày tỏ quan ngại rằng dịch bệnh cúm gia cầm có thể bùng phát mạnh trên phạm vi rộng bất cứ lúc nào do những yếu tố thuận lợi như thời tiết diễn biến phức tạp, vắc-xin phòng chống dịch bệnh hiện có không kháng nổi virus. “Các địa phương ban ngành cần khẩn cấp chủ động dập tắt các ổ dịch, hạn chế đến mức thấp nhất các ổ dịch phát sinh và ngăn ngừa lây lan rộng, bảo vệ sức khỏe nhân dân” - ông Tần lưu ý.

Lãnh đạo 12 tỉnh, TP có dịch cúm gia cầm là Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Nam, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Kiên Giang cho biết đã khẩn trương triển khai biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch cúm gia cầm nhưng lo ngại rằng nguy cơ bùng phát là khó tránh khỏi.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết chưa xác định loại chủng virus gây bệnh, ý thức vệ sinh người dân còn kém, kiểm soát con giống gia cầm chưa đạt. Tỉnh Thanh Hóa thì đề nghị được hỗ trợ kinh phí, vật tư và tiền cho người nuôi gia cầm. Tỉnh Hà Tĩnh lo ngại do mật độ nuôi gia cầm lớn nên nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nguồn nước là khó tránh. Còn lãnh đạo tỉnh Hà Nam cho hay loại vắc-xin được tỉnh sử dụng để phòng, chống dịch cúm gia cầm hiện mất tác dụng với virus…

Theo ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 30 xã, phường của 12 tỉnh, TP với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 35.000 con, trong đó 85% là vịt, 13,9% là gà… Đáng lo ngại, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch, virus gây bệnh đã biến thể, chưa có loại vắc - xin phù hợp. Tại các khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, virus đã biến thể rất phức tạp, kháng lại vắc-xin. Chỉ khu vực ĐBSCL là vắc-xin còn hiệu lực. Vì vậy, đề nghị các địa phương này tiêm phòng 100% cho đàn vịt, nhất là sắp tới vụ lúa đông xuân, đàn vịt chạy đồng khá nhiều. Trong khi đó, ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng việc tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm chỉ là một biện pháp, hiệu lực còn hạn chế, chỉ bảo vệ được 40%-50% đàn gia cầm.

Chống dịch như chống giặc

Trong ngày 23-2, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí đã triệu tập khẩn cấp các ban, ngành, địa phương để chỉ đạo trực tiếp việc triển khai Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 18-2 về tăng cường các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm trên địa bàn TP. Ông Trí nhấn mạnh đây là nhiệm vụ bức bách, không thể chủ quan lơ là, nếu xảy ra tình trạng dịch chồng dịch là khó chống đỡ.

Ông Trí đề nghị các quận, huyện thành lập ban chỉ đạo hoặc củng cố lại, thực hiện chỉ thị nghiêm túc. Lực lượng liên quan cần kiểm soát chặt chẽ 135 khu chợ trên TP có buôn bán gia cầm; bố trí lực lượng kiểm soát vận chuyển gia cầm chốt chặn cửa ngõ TP. Riêng lãnh đạo Sở Y tế TP phải chủ động chuẩn bị sẵn phương án về y tế nếu dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn TP. Phương án cần phải cụ thể về nguồn nhân lực, vật lực, thiết bị, thuốc men và trình UBND TP trong tuần tới. “Chống dịch như chống giặc. Phải khẩn trương, cấp bách và quyết liệt” - ông Trí nói.

Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Diệp Kỉnh Tần đề nghị các bộ, ngành từ Trung ương đến các địa phương thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch cúm gia cầm. Thứ trưởng cho rằng đây là nguy cơ lớn, không thể chủ quan. Đề nghị 7 đoàn công tác Trung ương về phòng , chống cúm gia cầm cần kéo dài công tác tới ngày 15-3, thành lập các đoàn kiểm tra địa phương để đôn đốc xuống huyện, xã. Cục Thú y khẩn trương huy động lực lượng để giải mã gien loại chủng virus biến thể, xây dựng bản đồ diễn tiến dịch cúm gia cầm, đề xuất biện pháp phòng, chống hiệu quả…

Nhiễm bệnh là tử vong

Theo cơ quan chức năng, từ đầu năm 2012 đến nay, nước ta đã có 2 trường hợp tử vong do nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 (ngụ tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang). Như vậy, từ năm 2003 đến nay cả nước có 121 ca nhiễm loại cúm nguy hiểm này, trong đó có 61 người chết. Khuyến cáo của các cơ quan y tế thế giới gần đây cho thấy virus cúm gia cầm đã biến thể, độc lực mạnh, nếu nhiễm phải thì nguy cơ tử vong là 100%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo