xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lúng túng xử phạt

TIỂU QUYÊN

Vụ cuốn sách Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông được mổ xẻ trở lại như một ví dụ điển hình cho sự lúng túng trong việc xử phạt sách vi phạm khi Sở Thông tin-Truyền thông TPHCM không có thẩm quyền xử lý, còn Cục Xuất bản không đồng quan điểm

Cuộc họp kéo dài hơn 3 giờ của đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội diễn ra tại UBND TPHCM vào sáng qua, 24-2, đã làm rõ những bất cập trong công tác quản lý xuất bản thời gian qua cùng nhiều kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện Luật Xuất bản.

Bất nhất giữa các cơ quan quản lý

Theo thống kê của Sở Thông tin – Truyền thông (TT-TT) TPHCM, tính từ năm 2008 đến tháng 9-2011, sở đã phát hiện và xử lý hành chính 57 vụ vi phạm trong họat  động xuất bản của các đơn vị xuất bản, cơ sở in, đối tác liên kết và đơn vị phát hành – thuộc thẩm quyền quản lý của sở trên địa bàn TPHCM, chưa kể những vụ việc phải chuyển lên Bộ TT-TT và nhiều vụ phát hiện nhưng ngoài thẩm quyền xử lý hoặc xử phạt chưa tới.

img

Cuốn sách không có sự đồng nhất trong quan điểm xử lý giữa
Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM và Cục Xuất bản

Hầu hết những vụ vi phạm mà Sở TT-TT TPHCM đã xử lý trong thời gian qua, theo bà Nguyễn Thị Loan, Phó Chánh Thanh tra Sở TT-TT TPHCM, chủ yếu là vi phạm thuần phong mỹ tục, xúc phạm danh nhân hoặc quảng cáo trái phép (thường thấy trên các loại tạp chí núp bóng sách chuyên đề).
Nguyên nhân của việc xử lý các vụ việc vi phạm vẫn chưa triệt để, theo ông Võ Văn Long, Phó Giám đốc Sở TT-TT TPHCM, chính là sự bất nhất giữa các cơ quan quản lý. Vụ cuốn sách Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng được mang ra mổ xẻ trở lại như một ví dụ điển hình cho sự lúng túng trong việc xử phạt sách vi phạm khi Sở TT-TT TPHCM không có thẩm quyền xử lý, còn Cục Xuất bản không đồng quan điểm.

 “Cục xuất bản không quản lý xuể lượng sách phát hành mỗi năm, nhưng ngay cả khi sở phát hiện các trường hợp vi phạm và kiến nghị xử phạt trong một số trường hợp cũng không phải điều dễ khi không có quy định pháp lý, rõ ràng để quy tội sách có vi phạm thuần phong mỹ tục. Sở cũng giống như người đi quét rác, phải dò xét thị trường, thông qua dư luận chứ không nắm được từ gốc. Đó không phải là cách quản lý căn cơ của một cơ quan quản lý Nhà nước” – ông Võ Văn Long nói.

Phải có phân cấp cụ thể về trách nhiệm và địa bàn quản lý cũng như ban hành thêm các văn bản dưới luật về thẩm quyền của các cơ quan quản lý địa phương là kiến nghị của Sở TT-TT TPHCM, khi góp ý về việc xây dựng dự án Luật Xuất bản (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội khóa XIII trong kỳ họp dự kiến diễn ra vào tháng 5-2012.

Sửa luật hay “sống chung với vi phạm”?

Làng xuất bản sẽ còn nhiều vụ việc vi phạm khi Luật Xuất bản vẫn còn những lỗ hổng để các “nhà làm sách” lách luật. Theo bà Nguyễn Thị Loan, lĩnh vực xuất bản có hàng loạt vấn đề tồn đọng: xuất bản phẩm trước năm 1975 được tái bản, nối bản nhưng không được thẩm định lại; NXB đăng ký kế hoạch xuất bản trước khi được cấp giấy phép xuất bản, thậm chí có đơn vị không đăng ký xuất bản và cấp quyết định xuất bản khống; tạp chí núp bóng sách chuyên đề từ đó nảy sinh tình trạng lạm dụng quảng cáo sai quy định; NXB cũng dễ dàng có thể ký quyết định hủy bỏ quyết định xuất bản sách vi phạm bản quyền để tránh thanh tra…

Một vấn đề “nhức nhối” không kém cũng được đặt ra trên bàn cuộc họp là tình trạng sách in lậu, vi phạm bản quyền. Gần như những nỗ lực kiểm tra, phát hiện, xử phạt của cơ quan quản lý trong thời gian qua cũng chỉ như muối bỏ biển. Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ, cho rằng mức xử phạt sách vi phạm bản quyền, in lậu lâu nay chưa đủ sức răn đe.
Quản lý xuất bản gặp không ít trở ngại trước “vòng vây” của hàng loạt vấn đề nảy sinh. Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Xuất bản của Sở TT-TT TPHCM cũng nêu ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về xuất bản ở địa phương: Những thông tin về hoạt động xuất bản ít hoặc không được gửi về địa phương, chưa có cách thức xử lý triệt để xuất bản phẩm vi phạm.
Phải có phương án xử lý như thế nào là câu hỏi cấp thiết được các đại biểu đặt ra nhưng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất. Vấn đề chính yếu được bàn thảo là cần phải xác định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong xét duyệt kế hoạch xuất bản, cũng như thẩm quyền của cơ quan quản lý xuất bản địa phương để tránh trường hợp “đá quả bóng trách nhiệm” hay bất nhất, buông lỏng quản lý.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo