EVN là một trong những tập đoàn ký cam kết cắt giảm chi tiêu. Ảnh: Tấn Thạnh
- TS Nguyễn Đình Cung: Theo quan sát của tôi, những người tham dự không thể biết các tập đoàn này tính kế hoạch cắt giảm dựa trên cái gì, cắt khoản nào, mục nào, ở đâu và cắt bao nhiêu? Giả sử có bản hạch toán như thế đi chăng nữa thì cũng không biết trong các chi phí ấy, đâu thực sự là chi phí hợp lý.
Nếu doanh nghiệp trước lúc cắt giảm có tính toán nâng chi phí này lên 5% để đưa vào danh sách chi phí được cắt giảm thì cũng không kiểm tra được. Rõ ràng là trong các cam kết cắt giảm chi phí đang thiếu nội dung kế hoạch cắt giảm cụ thể. Cùng với kế hoạch cắt giảm này, kèm theo phải có danh sách các công ty con công bố công khai dự toán chi phí kinh doanh và tổng chi phí dự toán của năm 2011, bên cạnh đó là số liệu chi phí được cắt giảm tương ứng. Nghĩa là cắt giảm phải hoàn toàn dựa trên một kế hoạch kinh doanh rất cụ thể để thấy rằng chi phí thực sự có giảm nhưng mục tiêu vẫn thực hiện được như kế hoạch đề ra. Còn cắt giảm trên cái mình không biết nó là gì thì không phải 5% hay 10% mà nói cắt giảm 50% cũng được.
* Theo ông, cắt giảm chi phí có phải là bước khởi động của thực hiện tái cơ cấu DNNN?
- Coi là như thế cũng được nhưng phải thực hiện cắt giảm chi phí bằng cách khác.
Về hình thức, không cần tổ chức các lễ ký kết rầm rộ mà ngay cả những người tham dự cũng không biết nó là cái gì. Có thể chỉ cần thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để ai muốn quan tâm thì vào website của doanh nghiệp lấy những thông tin cụ thể.
Về mặt nội dung, cắt giảm chi phí thông thường nghĩa là phải tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, còn vẫn giữ nguyên kế hoạch như thế thì không thể cắt giảm được. Muốn cắt giảm thực sự thì phải kiểm soát, tính toán chi phí rất chi ly và như thế doanh nghiệp phải tái cơ cấu hoạt động, sắp xếp lại bộ máy. Trong quá trình đó, chỗ nào thấy hiệu quả kém, thu hẹp nó đi thì chi phí mới giảm được. Như vậy, nếu có một kế hoạch tái cơ cấu thì sẽ đi liền với cắt giảm chi phí nên đương nhiên phải thực hiện, chẳng cần ký cam kết. Ngay cả khi yêu cầu cắt giảm chi phí là một mệnh lệnh hành chính thì cũng không cần phải ký cam kết mà công ty mẹ chỉ cần yêu cầu các công ty con phải cắt giảm.
Có thể động thái cam kết này được nhiều người hoan nghênh nhưng tôi rất nghi ngờ về tính hiệu quả và tính thực chất của nó. Hình như việc cắt giảm này đang thực hiện trên một giả định rằng hiện nay chi tiêu của tập đoàn rất kém hiệu quả. Nếu giả định như thế thì phải thực hiện cách thức khác chứ không phải cách thức này.
* Theo tiến độ đã đề ra, trong quý I này, các DNNN phải đệ trình kế hoạch tái cơ cấu lên Chính phủ. Kế hoạch này có đạt được hay không, thưa ông?
- Nếu tôi xé một tờ giấy ra thành 24 mảnh nhỏ rồi ghép chúng lại thì chỉ tạo ra được một tờ giấy chắp vá. Vì vậy, không nên làm như hiện nay. Thay vì để mỗi tập đoàn tự xây dựng một đề án trình lên cơ quan chức năng thì cần giao cho một cơ quan chủ trì nghiên cứu tổng thể xem hệ thống DNNN hiện đang ở tình trạng thế nào. Đặt trong cái chung ấy, “mổ xẻ” xem mỗi cá thể ở từng vị trí khác nhau khỏe, yếu thế nào, từ đó mới đưa ra kế hoạch tái cơ cấu từng cá thể. Khi đó, từng cá thể sẽ tốt lên mà tổng thể chung vẫn không bị phá vỡ.
* Dù sao với việc ký cam kết như vậy cũng cho thấy Chính phủ đang quyết liệt thực hiện tái cơ cấu DNNN?
Bình luận (0)