“Ai mua rau?”. Tiếng rao của chị Lê Thị Thủy vang lên. Mỗi ngày hai lần, sáng sớm và chiều, chị Thủy đều đẩy chiếc xe ba gác chất đầy rau củ quả bán cho người dân quanh khu vực chợ Hiệp Thành, quận 12 - TPHCM.
Không thích vào nhà máy
Bấp bênh cuộc sống
Theo kết quả điều tra lao động việc làm do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu phát triển Pháp tiến hành năm 2009, lao động khu vực phi chính thức dẫn đầu trong việc giải quyết việc làm tại TPHCM và Hà Nội. Cụ thể, số việc làm khu vực phi chính thức chiếm 32% trong tổng số việc làm ở Hà Nội và 34% ở TPHCM.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, cho biết: “TPHCM có đến hơn 1 triệu lao động nhập cư làm nghề buôn gánh, bán bưng. Họ không thích vào nhà máy và đây cũng là xu hướng chung của lao động hiện nay. Tuy không bị ràng buộc về thời gian cũng như những quy định chặt chẽ của doanh nghiệp nhưng sẽ không có gì để bảo đảm tính bền vững, ổn định cho cuộc sống của họ”.
Cần cải thiện khu vực phi chính thức
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của nước ta đến năm 2020 là phải đáp ứng tăng trưởng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển con người. Trong quá trình phát triển, phải bảo đảm thực hiện tốt ba chức năng cơ bản của thị trường lao động: phân bố lao động hợp lý, phân chia và điều tiết thu nhập, phân tán và hạn chế rủi ro nhằm phân phối công bằng hơn những thành quả đạt được của tăng trưởng.
Theo PGS-TS Nguyễn Bá Ngọc, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, để việc làm phát triển đầy đủ và bền vững, cần đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện khu vực phi chính thức, thúc đẩy sự hội nhập của khu vực này vào chuỗi giá trị gia tăng quốc gia.
Ông Hồ Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý lao động các KCX-KCN TPHCM, trăn trở: “Việc nhiều người thích làm việc ở khu vực phi chính thức khiến cho tình trạng thiếu hụt lao động diễn ra thường xuyên ở khu vực doanh nghiệp.
Về lâu dài, người lao động làm việc ở khu vực phi chính thức sẽ không được bảo đảm an sinh xã hội. Điều này gây khó khăn cho sự phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”. |
Bình luận (0)