xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bản quyền âm nhạc: Chỉ thu tiền, không bảo vệ

Hoàng Lan Anh

Trung tâm Bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam bị chỉ trích không bảo vệ được quyền lợi của các tác giả mà chỉ lo đi thu tiền để hưởng lợi

Không chỉ Cục Nghệ thuật Biểu diễn chỉ trích Trung tâm Bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) chưa làm tròn trách nhiệm của mình mà ngay cả các nhạc sĩ cũng phản ứng trước cách làm chỉ lo thu tiền chứ không bảo vệ quyền tác giả của VCPMC.

Kỳ kèo bớt một thêm hai

Thống kê của VCPMC cho thấy trong năm 2011, trung tâm này chỉ thu được hơn 3,6 tỉ đồng cho biểu diễn nhạc sống trong tổng số trên 41 tỉ đồng trung tâm này thu được trong năm. Lý do thất thu là 90% số chương trình ca nhạc tổ chức trên cả nước đã phớt lờ tiền bản quyền, không đóng cho VCPMC.

Một nghệ sĩ, cũng là một nhà tổ chức biểu diễn giấu tên, khẳng định phần đông các nhà tổ chức biểu diễn đều nhất trí thực hiện nghĩa vụ đóng tiền bản quyền. Nhưng mức tiền thu phải rõ  ràng, rành mạch chứ không phải định ra giá quá cao rồi lại kỳ kèo mặc cả, bớt một thêm hai như cách làm của VCPMC.
img
Đêm nhạc của Chế Linh tại Hà Nội diễn ra đã lâu song đến nay nhà tổ chức vẫn chưa đóng phí tác quyền. Ảnh: C.T.V

Không phải vô lý khi nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng VCPMC đang chuyển sang chức năng khai thác tác quyền mà cách khai thác ở đây là tùy tiện theo kiểu thu được thì thu, không thu được thì thôi. Thực tế, VCPMC hiện đang áp dụng một mức giá quá cao khiến các nhà tổ chức biểu diễn, các nhà sản xuất chương trình phải “chóng mặt”.

Chẳng hạn live show của ca sĩ Chế Linh, VCPMC ra giá 4 triệu đồng/bài nhưng ông Nông Xuân Ái, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc, nhà tổ chức chương trình này chỉ chịu trả 150.000 đồng/bài. Hai bên kỳ kèo mặc cả, giá được nâng lên 300.000 đồng/bài rồi dừng lại. Vì không thỏa thuận được với nhau nên đến tận thời điểm này, nhà tổ chức chương trình vẫn chưa nộp đồng nào phí tác quyền cho VCPMC.

Một nhạc sĩ nổi tiếng đánh giá VCPMC hiện chỉ lo đi thu từng đồng mà không nghĩ đến chuyện bảo vệ quyền lợi các nhạc sĩ đang bị xâm phạm hằng ngày. Chưa một vụ kiện nào về vi phạm bản quyền âm nhạc được VCPMC tiến hành để làm gương cho những người cố tình vi phạm, trong khi trách nhiệm quan trọng của họ là bảo vệ quyền tác giả của các nhạc sĩ.

Mức thu tùy tiện?

Nhạc sĩ Phú Quang bức xúc: “Quyền nào cho VCPMC muốn thu bản quyền bao nhiêu thì thu, thậm chí đòi đến 4 triệu đồng/ bài trong khi họ không cần biết nhà tổ chức chương trình kiếm được bao nhiêu sau một lần tổ chức biểu diễn hay đã thua lỗ như thế nào?”. Nhạc sĩ Phú Quang đánh giá trung tâm này đã tùy tiện trong việc thu tiền tác quyền và trả tiền cho tác giả. Ông cho biết có những chương trình trung tâm này thu 2 - 4 triệu đồng/ca khúc tiền tác quyền nhưng tác giả của nó chỉ nhận 300.000 đồng.

NSND Trần Bình, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, nói gay gắt  rằng đã có tác giả nào đặt câu hỏi và tìm hiểu ngọn ngành xem VCPMC thu 700.000 đồng đến 2 triệu đồng/ca khúc trong chương trình Cầm tay mùa hè của nhạc sĩ Quốc Trung tổ chức vào năm 2011 nhưng tác giả của nó được trả thực chất là bao nhiêu chưa? “Tôi và nhiều nghệ sĩ biểu diễn khác rất mong cơ quan kiểm toán làm việc với VCPMC để mọi việc được minh bạch” - nghệ sĩ này nói.

Sau khi bị VCPMC chỉ trích, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng đã đăng tải trên trang web của mình một loạt bài viết tố cáo VCPMC lừa dối các nhạc sĩ, thu - chi tài chính trái quy định, không bảo vệ được quyền lợi của các tác giả và chỉ là một tổ chức đi thu tiền tác quyền để hưởng lợi. Theo điều lệ hoạt động của VCPMC, mọi khoản thu - chi tài chính đều được báo cáo công khai bằng văn bản, tuy nhiên nhạc sĩ Phú Quang cho rằng các nhạc sĩ được trung tâm này “thí” cho bao nhiêu thì biết bấy nhiêu vì tất cả họ không bao giờ được trung tâm này công khai số tiền thu phí.

Luật sư Trần Đình Triển cũng được Cục Nghệ thuật Biểu diễn mời góp ý kiến. Theo phân tích của luật sư này, việc VCPMC tự mình quyết định việc thu - chi mà chưa được một cơ quan quản lý Nhà nước nào xem xét trong thời gian qua là một sự lạm quyền. Luật sư Triển cũng cho rằng thanh tra của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên phối hợp với Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, cơ quan thuế… tiến hành thanh tra hoạt động của trung tâm này.
Tính phí chưa hợp lý
 
Theo quy định hiện nay của VCPMC, đối với các chương trình ca nhạc có bán vé trong rạp, nhà hát, mức phí được tính 5% x 75% số lượng ghế x bình quân giá vé. Đối với các tụ điểm ca nhạc, sân khấu ngoài trời, mức phí là 5% x 60% số lượng ghế x bình quân giá vé. Cũng theo VCPMC, các trường hợp biểu diễn live show trong rạp, nhà hát, tụ điểm ca nhạc nếu giá của tác phẩm/ lần biểu diễn tính theo công thức trên thấp hơn mức giá 300.000 đồng/tác phẩm/lần biểu diễn thì áp dụng theo mức 300.000 đồng/tác phẩm/lần biểu diễn.
 
Một nhà tổ chức biểu diễn tính toán nếu theo công thức này, một chương trình có vé bán trung bình 800.000 đồng/vé tại Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội) thì tiền bản quyền cũng sẽ lên đến gần 40 triệu đồng. Số tiền này là chưa hợp lý bởi vé bán nhiều khi không đạt được 75%, thậm chí nhiều chương trình nhà tổ chức ghi vé cao nhưng thực ra là để tặng cho “sang” chứ không phải kinh doanh hoặc khi bán không được phải đem phát miễn phí.

Kỳ tới: Xóa độc quyền

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo