xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh lọc công ty chứng khoán

Ngọc Dung

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng thị trường chứng khoán sẽ có những bước chuyển quan trọng nhằm bảo đảm phát triển lành mạnh, bền vững

Tái cấu trúc thị trường, tái cấu trúc các công ty chứng khoán (CTCK), tăng cường quản lý giám sát... là những vấn đề được bàn thảo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2012 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) tổ chức sáng 2-3, ở Hà Nội.

Phân hạng công ty

Trước sự phát triển ồ ạt của các CTCK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra đề án tái cấu trúc TTCK với mục đích xốc lại thị trường này. Theo đó, các CTCK được phân nhóm giống như các ngân hàng, có mức độ rủi ro giảm dần căn cứ vào “sức khỏe” các công ty này theo 3 nhóm: bình thường, kiểm soát và kiểm soát đặc biệt.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết cơ quan này đã trực tiếp làm việc với các CTCK thuộc diện kiểm soát đặc biệt và từ ngày 1-4, bắt đầu “gút” lại số lượng các CTCK. Ông Bằng cho rằng năm 2011 là năm khó khăn nhất đối với hoạt động của các CTCK. Chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh, khoảng 27% so với cuối năm 2010; giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mỗi phiên chỉ đạt 1.032 tỉ đồng, giảm 60% so với năm 2010. Mức vốn hóa đạt khoảng 602.000 tỉ đồng, giảm 124.000 tỉ đồng so với cuối năm 2010.

Thanh khoản TTCK giảm sút khiến khả năng tiếp cận vốn tín dụng cũng như huy động vốn trên TTCK của các doanh nghiệp rất hạn chế. Ước tính, có khoảng 16% công ty niêm yết bị lỗ, khoảng 60% công ty có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước, 80% các công ty niêm yết có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách, 59% công ty có thị giá thấp hơn mệnh giá và 49% công ty có hệ số thị giá so lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu (P/E) thấp hơn 5.

Theo ông Bằng, một trong những giải pháp quan trọng được thực hiện trong năm 2012 là tái cấu trúc hai sở giao dịch. Sau khi được Chính phủ chấp thuận và tiến hành sáp nhập, TTCK Việt Nam sẽ hoạt động theo cơ chế “một sở hai sàn”. Các cổ phiếu sẽ chuyển dịch dần sang giao dịch tại sàn TPHCM, còn sàn Hà Nội chủ yếu tập trung phát triển sàn chuyên biệt và các sản phẩm phái sinh.

Chính sách tín dụng linh hoạt

Để tạo động lực cho TTCK trong năm 2012, ông Vũ Bằng cho rằng vấn đề tín dụng và lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền cũng như tâm lý nhà đầu tư. Do đó, cần áp dụng chính sách tín dụng với TTCK một cách linh hoạt trên cơ sở không cào bằng, có phân biệt tình trạng tài chính và quản trị của từng ngân hàng. Ông Bằng cũng kiến nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục kéo dài miễn giảm thuế đối với lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết Bộ Tài chính và Chính phủ luôn coi TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn có hiệu quả nhất.

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, TTCK đang có nhiều cơ hội. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 252 về phê duyệt chiến lược phát triển TTCK 2011-2020, Quyết định 253 phê duyệt đề án quản lý vốn gián tiếp và Chỉ thị 08 về giải pháp thúc đẩy sự phát triển của TTCK. “Với những chính sách quan trọng này, TTCK sẽ có những bước chuyển quan trọng nhằm bảo đảm phát triển lành mạnh, bền vững và mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia”- Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói.

Trong Chỉ thị 08 ký ngày 2-3 về thúc đẩy và tăng cường quản lý TTCK, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán theo hướng hợp nhất và tái cấu trúc các CTCK, công ty quản lý quỹ. Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt công cụ lãi suất, giảm mặt bằng lãi suất về mức phù hợp và hỗ trợ TTCK phát triển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo