xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bianfishco vẫn chỉ hứa

Bài và ảnh: Ca Linh

Nhiều nông dân lo lắng vì tổng giám đốc Bianfishco Trần Văn Trí vẫn chỉ hứa chứ không viết giấy cam kết trả nợ theo yêu cầu của họ

Chiều 12-3, đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) và một số hộ dân bán cá tại trụ sở của công ty ở KCN Trà Nóc 2, quận Ô Môn - Cần Thơ để giải quyết nợ nần.

Tuần sau nhà máy mới hoạt động trở lại

Tuy nhiên, cuộc họp này cũng không có gì mới so với cuộc họp báo ngày 7-3 vừa qua. Từ 13 giờ, các hộ dân được mời lên lầu 1 của công ty và ngồi chờ ông Trần Văn Trí, được bà Phạm Thị Diệu Hiền ủy quyền làm tổng giám đốc Bianfishco, đến 16 giờ 30 phút nhưng vẫn không thấy ông đến. Sau đó, một số người mới biết ông Trí đang họp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và 3-4 hộ bán cá khác tại tầng trệt.
Nhiều hộ bán cá nhỏ lẻ đã vào và được ông Trí hứa trong tháng 3 này sẽ trả nợ. Ông Thái Bá Thi, một chủ nợ của Bianfishco, yêu cầu: “Nếu vậy, phía công ty phải làm giấy cam kết để chúng tôi yên tâm”. Tuy nhiên, ông Trí đề nghị người dân ra về và từ tuần sau sẽ làm việc với từng hộ để giải quyết nợ nần.
img
Chiều 12-3, nhiều hộ dân nuôi cá chờ gần 3 giờ trước sân Bianfishco để được gặp tổng giám đốc Trần Văn Trí đòi nợ
Ông Trí cho biết có 2 tập đoàn trong nước sẽ “bơm” tiền cho các ngân hàng để lấy tất cả tài sản của Bianfishco đã thế chấp đem về một mối, như vậy Bianfishco sẽ không phải bán nhà máy. Đồng thời, ngày 15-3, đối tác nước ngoài (mua 80% cổ phần của công ty - PV) sẽ làm việc với các ngân hàng nhằm thỏa thuận việc xử lý tài sản của Bianfishco.

Ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịch Công đoàn các KCX và KCN TP Cần Thơ, cho biết cùng ngày, Bianfishco đã phát lương tháng 2 cho hầu hết công nhân. “Tuần sau, nhà máy mới hoạt động trở lại vì công ty cần sắp xếp lại bộ máy và huấn luyện một số tổ trưởng chuẩn bị cho việc gia công cá hồi” - ông Tuấn nói.

Đầu tư dàn trải

Theo nhiều người trong ngành thủy sản, việc Bianfishco lâm nợ ngoài nguyên nhân do ngân hàng siết chặt tín dụng, còn do bà Phạm Thị Diệu Hiền đã đầu tư dàn trải nhiều dự án nhưng không đem lại hiệu quả, trong đó có việc xây dựng Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An và Nhà máy Nước uống Collagen.

Ngày 30-7-2010, người dân miền Tây cũng như doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải “lé” mắt khi bà Diệu Hiền khánh thành Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An. Đây là viện nghiên cứu về thủy sản tư nhân đầu tiên trên cả nước nên được tổ chức khánh thành rất hoành tráng với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương ĐBSCL.
Viện được xây dựng trên diện tích gần 1 ha tại KCN Trà Nóc 2, quận Ô Môn - TP Cần Thơ, vốn điều lệ hơn 114 tỉ đồng với mục tiêu bảo tồn và phát triển cá tra đặc sản… Để tạo uy thế cho viện này, bà Diệu Hiền đã mời 20 vị GS, TS trong cả nước tham gia làm ủy viên hội đồng nghiên cứu. Tuy nhiên, từ khi khánh thành cho đến nay đã gần 3 năm mà viện này chưa công bố một công trình nghiên cứu hay kế hoạch nào. Trong buổi họp báo vừa qua, ông Trần Văn Trí thừa nhận việc đầu tư vào viện này trong lúc nền kinh tế khó khăn là không hợp lý và trong thời gian tới sẽ sắp xếp lại bộ máy tại đây.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 30-6-2011, lúc đang gặp khó khăn thì lãnh đạo Bianfishco tiếp tục khánh thành Nhà máy Nước uống Collagen với sự tham dự của hàng ngàn đại biểu đến từ Trung ương, nhiều nhà khoa học và đối tác quốc tế. Theo thông cáo báo chí của Bianfishco, Nhà máy Nước uống Collagen được xây dựng trên diện tích 9.000 m2, tổng vốn đầu tư 10 triệu USD với dây chuyền máy móc nhập từ châu Âu. Bianfishco đã tốn một khoản chi phí “khủng” khi mời ca sĩ, diễn viên và MC nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu, trong khi chưa xác định được thị trường tiềm năng.

Phóng viên Báo Người Lao Động bị giữ

Tại cuộc họp chiều 12-3, phóng viên Báo Người Lao Động sử dụng máy ghi âm để tác nghiệp thì bị người của Bianfishco tịch thu và cử bộ phận kỹ thuật xóa file. Khi phóng viên yêu cầu lập biên bản vì cuộc họp công khai và có rất nhiều báo đài tham gia thì được yêu cầu ra cổng để bảo vệ làm việc. Do không thống nhất với biên bản có nội dung “phóng viên trà trộn vào cuộc họp để ghi âm” nên phóng viên đã không ký.

Sau đó, ông Nguyễn Định Cường, người phát ngôn của Bianfishco, yêu cầu bảo vệ lập lại biên bản, giữ giấy giới thiệu và trả máy ghi âm để phóng viên ra về. Tuy nhiên, biên bản lần hai cũng có nội dung không khác gì so với lần đầu nên phóng viên không ký. Lập tức, một bảo vệ hét lớn: “Nó không ký thì giam ở đây” và phóng viên Báo Người Lao Động bị giữ khoảng 1 giờ trước cổng công ty. Đến 18 giờ cùng ngày, khi sự việc được báo đến lãnh đạo Bianfishco, Ban Giám đốc Công an TP Cần Thơ và Trưởng Văn phòng Báo Người Lao Động tại Cần Thơ thì bảo vệ công ty mới trả lại máy ghi âm và “phóng thích” phóng viên.

Sau khi sự việc xảy ra, trung tá Huỳnh Thanh Cần, Phó trưởng Công an quận Ô Môn, đã làm việc với đại diện Bianfishco và phóng viên Báo Người Lao Động. Hai bên đã làm tường trình để chờ cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo