xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chào thua thịt heo bẩn!

NGUYỄN HẢI

Heo có chất cấm không bị tịch thu, tiêu hủy; trái lại còn được giết mổ, tiêu thụ hợp pháp

Tình trạng nuôi heo bằng chất tăng trọng, tạo nạc, chất cấm lâu nay khá phổ biến. Các chất này cũng được kinh doanh, bày bán công khai, trong khi thịt heo bẩn buôn bán đầy rẫy hằng ngày trên thị trường. Thế nhưng, do thiếu quy định và quản lý lỏng lẻo, các cơ quan chức năng không thể xử lý được vi phạm.

Tràn lan chất tạo nạc

Theo chỉ đạo của Cục QLTT - Bộ Công Thương, ngày 12-3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai tiếp tục ra quân kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh này. Kiểm tra Công ty TNHH Nhân Lộc (xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu), một trong những doanh nghiệp sản xuất, đóng gói chất tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi có quy mô lớn ở tỉnh Đồng Nai, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ khoảng 2,5 tấn chất tạo nạc được đóng thành từng bao (loại 20 kg/bao) mang các nhãn hiệu HT02, HT04.
Trên bao bì ghi rõ đây là chất có tác dụng tạo nạc cho heo, giúp thịt có màu đỏ, nhanh tăng trọng… Tại đây, cơ quan chức năng còn thu giữ 156 gói (loại 1 kg/gói) chất T01, Sumo, Pig-Moke cũng được quảng cáo là chất nở mông, vai, nhiều nạc; 175 kg thuốc chlortetracylin đã hết hạn sử dụng; 10 tấn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không có tem nhãn theo quy định. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên.
img

Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai kiểm tra, thu giữ các chất tạo nạc cho heo của Công ty TNHH Thực phẩm dinh dưỡng Vàng

Trước đó, ngày 10-3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đã kiểm tra Công ty TNHH DV Nông nghiệp Thiên Hương Phát (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom), thu giữ 220 kg chất tạo nạc “Super Weight 02 và Bcomplex - C và 120 kg chất bột trắng nguyên liệu không có nhãn mác.
Cùng thời điểm, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đã thu giữ 36 kg chất siêu nạc trong chăn nuôi tại Công ty TNHH Thực phẩm Dinh dưỡng Vàng (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), trong đó có 24 kg được đóng gói với nhãn hiệu “Super tạo nạc”.

Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn đang tiếp tục rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Phải chờ đến khi có kết quả xét nghiệm mới xác định rõ các chất tăng trọng, tạo nạc như nói trên có thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi hay không mới có cơ sở xử lý.

Quá nhiều kẽ hở

Việc quản lý các cơ sở chăn nuôi, lò giết mổ gia súc hiện nay thực hiện theo Thông tư 54 của Bộ NN-PTNT. Theo thông tư này, heo sống khi vận chuyển về các lò giết mổ, nếu phát hiện dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta-agonist (ractopamine, clenbuterol, salbutamol) thì sẽ bị lưu giữ từ 3 - 7 ngày để cho heo đào thải các chất độc hại. Sau đó, lấy mẫu xét nghiệm lại, nếu âm tính với các chất này thì mới cho giết mổ tiếp. Như vậy, cho dù heo có sử dụng chất cấm cũng không bị tịch thu, tiêu hủy mà vẫn được tiếp tục tung ra thị trường một cách hợp pháp.

Ông Tạ Trọng Khang, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương, cho biết việc giám sát heo tại lò giết mổ, trên thị trường hiện nay rất khó khăn, không hiệu quả. Vì khi heo nhập lò lẫn lộn nhiều nguồn không thể quy trách nhiệm cho ai được. Còn thịt heo bày bán trên thị trường cũng vậy, người bán cũng không biết heo có chất cấm.
Truy nguồn gốc không hề đơn giản vì qua hàng chục trung gian. Xác minh chưa xong thì lô thịt heo đó cũng đã bán hết từ lâu. “Khi đưa heo vào lò mổ cũng không biết phải xử phạt ai vì một lô heo cũng có đến cả chục hộ nuôi (địa chỉ cũng không rõ ràng). Chủ lò không chịu trách nhiệm, lái heo cũng không biết ai sử dụng chất cấm” - ông Trần Văn Quang, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, cho biết.
img
Sản phẩm Super Weight 02 tạo nạc cho heo của Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Thiên Hương bị thu giữ. ẢNH DO CHI CỤC QLTT TỈNH ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Cũng theo ông Quang, việc quản lý sử dụng các chất tăng trọng, tạo nạc hoặc chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều kẽ hở. Đáng chú ý nhất là việc quản lý heo lưu giữ bị nghi nhiễm chất cấm.
Cụ thể, sau khi lập biên bản lưu giữ heo nghi nhiễm chất cấm, cơ quan chức năng thường giao lại cho thương lái hoặc chủ heo (một số người ở lò nhận gom heo vào và bao tiêu thụ hàng) để… tự lo nơi lưu giữ nhưng không có lực lượng giám sát. Điều này khó tránh khỏi thất thoát, cũng như tạo điều kiện để thương lái, chủ heo tráo hàng.

Theo ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, những vướng mắc trong quản lý chất cấm sử dụng trong chăn nuôi cần phải sớm tháo gỡ. Bộ Y tế nên sửa đổi, bổ sung, ban hành chất cấm sử dụng, quy định rõ hàm lượng các chất sử dụng trong chăn nuôi. Còn theo ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT đang rà soát lại các văn bản, quy định pháp luật, xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 54 cho phù hợp với thực tiễn.

Đồng Nai: “Ổ” chất cấm trong chăn nuôi

Đồng Nai lâu nay được xem là vùng nuôi heo lớn của cả nước. Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, đây cũng là địa phương có số hộ nuôi heo sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc, chất cấm lớn nhất nước, chiếm đến 50%. Kế đến là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 25%, Bến Tre 20%, Bình Dương 10%. Các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, số hộ chăn nuôi heo sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc ít hơn, khoảng 5%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo