Những cuốn vở của học sinh "bội thực" điểm 10.
Việc không tính điểm hàng ngày vào kết quả học tập ở bậc tiểu học giảm áp lực thành tích, điểm số cho các em rất nhiều. Đó cũng là lý do mà nhiều GV "rộng tay" cho HS điểm 10 một cách dễ dàng, đại trà.
Không chỉ học sinh mà nhiều phụ huynh cũng có thể vì thế mà ảo tưởng về con, cho rằng con mình là nhất, là tuyệt đối vì… lúc nào cháu cũng toàn điểm 10.
Được nhiều điểm 10 cũng đồng nghĩa với việc học sinh được “ru ngủ” trên thành tích, nhất là khi điểm số đó chưa tương ứng, phù hợp với năng lực. Nên chỉ cần gặp một thất bại nào đó là các em bị “sốc” ngay. Có không ít học trò, đi học lúc nào cũng được tuyệt đối nên khi đi đến kỳ thi, nhận kết quả thấp hơn các em sẽ bị khủng hoảng tâm lý.
Không ít trường hợp các em học sinh tiểu học khi được điểm học kỳ thấp đã òi bỏ học, thậm chí đòi chết vì xấu hổ. Trầm trọng hơn, có em không chấp nhận sự thật, còn khăng khăng đổi lỗi cho… thầy cô chấm điểm sai cho mình.
Thế nên mới có chuyện ngược đời, phụ huynh trường nọ mạnh dạn gặp cô giáo đề nghị cô cho con mình ít điểm 10 thôi. Họ không chỉ muốn con mình được trải nghiệm với cảm giác thất bại khi nhận điểm 7, điểm 8 mà qua đó còn giúp cháu nhận thức được khả năng thực của bản thân để không ngừng cố gắng. Khi đó, điểm 10 thật sự sẽ giá trị hơn nhiều điểm 10 hình thức.
Bình luận (0)