xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ đập thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước: Giải thích chưa thuyết phục

Minh Thu - Thúy Phương

Các nhà khoa học cho rằng nếu chậm xử lý các khe hở của đập thủy điện Sông Tranh 2, đập sẽ có nguy cơ bị vỡ, đe dọa dân cư vùng hạ lưu

Ngày 20-3, UBND huyện Bắc Trà My đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị các bộ, ngành chức năng vào cuộc kiểm tra, sớm đưa ra giải pháp khắc phục các vết nứt, rò rỉ ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2.
Trong khi đó, hàng chục ngàn hộ dân ở vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục lo ngại vì “quả bom nước” 730 triệu m3 treo lơ lửng trên đầu.

Nói an toàn vẫn vội vàng lo trám

Nói rõ về việc gửi công văn cầu cứu, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, bức xúc cho rằng Ban Quản lý dự án thủy điện 3 đã giải thích vòng vo với địa phương rằng chuyện rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 là bình thường, trong tầm kiểm soát. '
“Nếu là chuyện bình thường, cớ sao cho nhóm công nhân tìm mọi cách trám, bịt các điểm rò rỉ chi cho tốn kém mà không cho nước chảy bình thường theo thiết kế? Hàng loạt công trình thủy điện quy mô lớn trong cả nước nhưng có đập nào lại rò rỉ nước, chảy xiết bất thường như công trình này đâu?...” - ông Tuấn đặt nghi vấn.
Trước đó, Ban Quản dự án thủy điện 3 - chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2 - đã chính thức có văn bản trả lời các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam. Theo đó, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí phía hạ lưu đập là tại các vị trí khe nhiệt chứ không phải khe nứt.
Các khe nhiệt này được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập (30 khe), xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu, mục đích nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bê tông trong quá trình thi công và vận hành sau này. Hiện đơn vị thi công đang xử lý thấm của đập để làm giảm tổng lượng thấm.
Ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án thủy điện 3, cho biết thêm: “Các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lượng thấm qua đập khoảng 30 lít/giây, nằm trong tầm kiểm soát, an toàn vận hành hồ chứa”.
img

Đoàn kiểm tra do ông Trần Văn Được, Phó Tổng Giám đốc EVN và Ban Quản lý dự án thủy điện 3

dẫn đầu kiểm tra những vết nứt trên thân đập Sông Tranh 2 ngày 20-3. Ảnh: THÚY PHƯƠNG

Tuy nhiên, trước sức ép của cả chính quyền địa phương và người dân, ngày 20-3, ông Trần Văn Được, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án thủy điện 3 đã có mặt tại đập chính. Theo ông Được, hiện đoàn công tác của EVN đang đi kiểm tra các điểm có nước chảy này, còn nguyên nhân nào dẫn đến việc này vẫn chưa thể trả lời báo chí được.
“Trước tiên, để không cho nước chảy ra nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo khoan các lỗ rồi bơm hóa chất vào để “thu hồi” nước lại. chúng tôi sẽ dùng sơ đồ thiết kế để kiểm tra tất cả các hố phun nước hàng ngang xem có tắc hay không, nếu tắc sẽ cho thông, còn không tắc thì chúng tôi sẽ bổ sung khoan phun nước về hành lang. Dù sao anh em bên thi công sẵn sàng xử lý khoan phụt các loại để giảm các vết thấm nhiều nhất” - ông Được nói.

Phải khắc phục sự cố ngay!

Trước lời giải thích của đại diện Ban Quản lý dự án thủy điện 3, TS Đào Trọng Tứ, cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nguyên phó tổng thư ký Hiệp hội Sông Mê Kông, khẳng định: “Đập nào cũng được thiết kế có khe nhiệt ở giữa các khối bê tông lớn, chứ không riêng gì đập thủy điện Sông Tranh 2. Tuy nhiên, các khe nhiệt này phải được giữ kín với lớp vật liệu đàn hồi dẻo hoặc gioăng bằng đồng, tuyệt đối không cho phép nước từ lòng hồ rò rỉ qua khe nhiệt của thân đập”.
Ông Tứ cho rằng các bộ, ngành cần sớm kiểm tra, đánh giá nghiêm túc các vết nứt, rò rỉ trên thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2 để sớm có giải pháp khắc phục phù hợp. “Nếu các khe hở của đập thủy điện Sông Tranh 2 chậm xử lý, đập sẽ có nguy cơ bị phá vỡ, đe dọa dân cư vùng hạ lưu” - ông Tứ cảnh báo.

Trong khi đó, GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam, lập luận: “Việc xuất hiện trên thân đập vết nứt, rồi nước rỉ thành dòng từ thượng lưu ngấm qua thân đập xuống hạ lưu là khó chấp nhận, đây là điều cấm kỵ trong xây dựng đập. Từ khi có các đập xây dựng bằng bê tông, kể

cả sau này sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn như thủy điện Sơn La thì chưa hề xuất hiện các hiện tượng tương tự. “Muốn khắc phục các điểm nứt, rò rỉ trên thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2 có khi phải hút nước lòng hồ, xử lý hướng từ thượng lưu xuyên qua thân đập về hạ lưu thì mới dứt điểm” - GS - TSKH Giang đề xuất.

Trong khi vẫn chưa có lời giải đáp chính xác về nguyên nhân rỉ nước, người dân địa phương tiếp tục hoang mang trước nguy cơ xuất hiện thêm một số vết nứt ở đập thủy điện này. Theo quan sát của chúng tôi vào chiều 20-3, ngoài 4 vết nứt chính trên thân đập bị phát hiện, còn có hàng loạt vết nứt, nước rò rỉ từ lòng hồ chứa xuyên qua thân đập chảy ào ạt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo