xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phí cao, tiểu thương bãi thị

Bài và ảnh: Hồng Ánh

Dùng tiền Nhà nước xây chợ rồi đấu thầu cho tư nhân quản lý, khai thác với mức thu phí trên trời, buộc tiểu thương phải nghỉ bán

img
Tiểu thương chợ Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên) đồng loạt nghỉ bán
Chiều 22-3, UBND huyện Sông Hinh - Phú Yên đã tổ chức buổi đối thoại với tiểu thương chợ trung tâm thị trấn Hai Riêng. Trước đó, sáng 21-3, 59 hộ kinh doanh ở khu bách hóa chợ Hai Riêng đồng loạt đóng cửa sạp để phản ứng mức phí thu quá cao do ban quản lý (BQL) chợ đưa ra.

Chợ Hai Riêng xây dựng năm 1999, đến năm 2011 được chuyển mô hình quản lý từ Nhà nước sang tư nhân. Tháng 8-2011, huyện Sông Hinh tổ chức đấu thầu kinh doanh, quản lý, khai thác chợ và HTX Kinh doanh Dịch vụ tổng hợp Tiền Hải trúng thầu 3 năm.

Bà Đoàn Thị Mận, kinh doanh ở khu bách hóa từ năm 1999, cho biết trước đây, khi huyện Sông Hinh còn quản lý, mỗi tháng bà chỉ đóng phí 75.000 đồng. Từ ngày có BQL chợ mới, bà phải đóng phí 120.000 đồng, cộng thêm 75.000 đồng tiền vệ sinh. “Trong khi việc buôn bán của chúng tôi rất khó khăn, chợ lại tăng phí. Kiểu này phải nghỉ chứ bán sẽ không có tiền đóng phí” - bà Mận bức xúc.

Ở những khu khác trong chợ, mức thu phí còn tăng gấp 2-3 lần hoặc hơn. Bà Phan Thị Thơm, bán hàng rau, trước đây chỉ đóng phí 30.000 đồng nhưng nay đã lên 120.000 đồng/tháng, chưa tính phí vệ sinh 30.000 đồng. “Tôi gắng bám chợ vài ngày nữa, nếu không giảm phí sẽ nghỉ luôn” – bà Thơm cho biết.

Ông Đặng Ngọc Diệu, Chủ nhiệm HTX Kinh doanh Dịch vụ tổng hợp Tiền Hải kiêm Trưởng BQL chợ Hai Riêng, cho biết việc áp dụng mức thu phí ở đây dựa trên Nghị quyết 39 năm 2011 của HĐND tỉnh Phú Yên. Theo đó, chợ này áp dụng mức thu phí đối với chợ loại 2 (200-400 quầy), trong khi trước đây chỉ có 182 quầy (thuộc chợ loại 3, mức thu phí cao nhất theo Nghị quyết 39 chỉ 10.000 đồng/m2/tháng). Để nâng mức thu phí, ông Diệu còn có “sáng kiến” sắp xếp lại chợ, nâng lên 232 quầy. Việc sắp xếp này thực tế là bóp nhỏ, tận dụng hành lang đến mức không còn lối đi.

Ngoài ra, trước đây, giữa chợ có một giếng nước công cộng để tiểu thương dùng sinh hoạt. Từ khi có BQL chợ mới, giếng được che lại, tiểu thương phải mua nước từ một người do BQL hợp đồng với giá 50.000 đồng/m3. Về việc này, ông Diệu cho biết khi bàn giao chợ không đề cập giếng nước.

Trước việc tiểu thương bãi thị vì bức xúc mức thu phí trên trời, ông Diệu thản nhiên: “Tôi thấy đó là chuyện bình thường. Tôi không lo, nếu không bán được thì nghỉ để người khác vào bán”!

Quản lý, khai thác còn bất cập

Tại buổi đối thoại, ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho rằng trong việc quản lý, khai thác, BQL chợ Hai Riêng còn nhiều bất cập. “Việc sắp xếp, lấn chiếm làm mất lối đi, tôi yêu cầu BQL chợ phải xử lý ngay. Điều này còn ảnh hưởng đến công tác PCCC” - ông Toại nói.

Ông Toại yêu cầu BQL chợ chấn chỉnh ngay việc thu phí vượt quy định ở một số khu, đồng thời Phòng Quản lý hạ tầng kinh tế huyện Sông Hinh phải niêm yết công khai quy hoạch chợ. Riêng giếng nước, ông Toại yêu cầu thu hồi để tiểu thương sinh hoạt. “Tôi sẽ chỉ đạo giải quyết ổn thỏa, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiểu thương trở lại hoạt động” - ông Toại khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo