Công nhân đang vá tạm những vết nứt trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Minh Thu
- Ông Phạm Hồng Giang: Đập thủy điện Sông Tranh 2 là đập rất lớn và quan trọng, với dung tích lớn thứ 2 ở miền Trung, trên 700 triệu m3, chỉ sau đập hồ thủy lợi Cửa Đạt (1,5 tỉ m3). Đáng chú ý ở miền Trung chỉ có 2 hồ này là có dung tích lớn, số còn lại chỉ khoảng 300 - 400 triệu m3. Việc này rõ ràng các đơn vị liên quan để xảy ra thiếu sót về kỹ thuật dẫn đến mối nguy hiểm như hiện nay, như vậy là rất thiếu trách nhiệm.
* Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ đối với những lỗi kỹ thuật tại thủy điện Sông Tranh 2?
- Việc thấm nước xuyên qua thân đập từ phía thượng lưu xuống hạ lưu là điều rất cấm kỵ. Bởi dòng thấm xuyên qua đập chảy xuống phía hạ lưu sẽ phá hoại vật liệu, hư hại đập. Đối với bê tông đầm lăn được áp dụng tại thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng chống thấm kém hơn bê tông thông thường vì dùng lượng xi măng ít hơn. Tuy nhiên, công nghệ bê tông đầm lăn cũng có nhiều ưu điểm khác nên hiện đang được thế giới áp dụng chủ yếu trong xây dựng đập thủy điện, thủy lợi. Chính từ hạn chế trong chống thấm nên khi xây dựng đập bằng công nghệ này cần hết sức cẩn trọng trong thiết kế và thi công chống thấm.
Đáng tiếc sự cố đã xảy ra rồi nên việc sửa chữa, khắc phục chống thấm cần được làm khẩn trương và hết sức cẩn trọng. Tôi cho rằng cách khắc phục như hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời, “làm đẹp” để nước khỏi phun ra và người dân đỡ sợ chứ đây không phải là giải pháp căn cơ, bền vững.
* Với 6/30 khe nhiệt bị nứt trên đập chính của thủy điện Sông Tranh 2, liệu có đặt ra vấn đề phải phá đập để bảo đảm an toàn cho hạ lưu, thưa ông?
- Sự cố này hoàn toàn khắc phục được nhưng phải thực hiện triệt để và rất tốn kém, mất nhiều thời gian. Có nhiều biện pháp để khắc phục nhưng vấn đề cơ bản cần phải làm là chặn nước ở phía thượng lưu, tháo nước ra khỏi lòng hồ, thậm chí làm đê quai để dẫn dòng tháo nước hồ. Sau đó, dán màng chống thấm trên mặt đập phía thượng lưu hoặc sơn, phun chất chống thấm.
Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến hiện nay cũng cho phép dán màng chống thấm ngay trong môi trường nước. Mảng chống thấm thế hệ mới có chất lượng rất tốt và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đúng ra từ thiết kế, thi công đã phải tính việc dán màng chống thấm từ ban đầu thì sự cố sẽ khó xảy ra. Vì an toàn công trình, phải làm việc này bởi nếu đập thủy điện, thủy lợi có sơ sẩy thì hậu quả khôn lường. Lưu lượng rò rỉ qua vết nứt sẽ ngày một tăng nhanh sẽ gây hư hại lớn cho đập.
* Trước sự bất cẩn từ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát đến thi công thủy điện Sông Tranh 2, ông có khuyến cáo gì?
- Thời gian qua có không ít đơn vị quản lý, xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi thiếu trách nhiệm. Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì sự tắc trách, thiếu trách nhiệm sẽ để lại hậu quả rất lớn, nếu xảy ra sự cố lớn thì thiệt hại cả vùng hạ lưu rộng lớn, nhất là con người và việc phục hồi mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể.
* Qua sự cố này, VNCOLD có kiến nghị hay đề xuất Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cùng các ngành chức năng tiến hành tổng rà soát chất lượng công trình hồ đập cũng như chấn chỉnh việc thiết kế, thi công, thưa ông?
Hôm nay, công bố kết luận về sự cố Chiều 22-3, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để kết luận toàn bộ vụ rò rỉ nước của đập thủy điện Sông Tranh 2, nguyên nhân sự cố và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết luận của cuộc họp này được Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ công bố trong hôm nay, 23-3. Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006. Tổng thầu là Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4; đơn vị thiết kế là Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1; đơn vị vừa làm chủ đầu tư vừa giữ vai trò tư vấn giám sát công trình là ban quản lý dự án thủy điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng công suất của nhà máy là 190 MW, trung bình mỗi năm sản xuất 679,6 triệu Kwh. Đây là hồ thủy điện vào loại lớn nhất miền Trung, dung tích khoảng 730 triệu m3, nằm cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m. Đập chính có cao trình 175 m, là một khối bê tông liên hoàn khổng lồ, có 5 cửa xả tràn. Công trình này được thi công theo công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại. T.Dũng - T.Phương - T.Minh |
Bình luận (0)