xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống ngập: “Đuổi” nước ra ngoại thành

Bài và ảnh: Thành Đồng

Theo các nhà chuyên môn, biện pháp chống ngập hiện nay chủ yếu là sự di chuyển các điểm ngập từ khu vực này đến khu vực khác

img
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh-TPHCM) thường xuyên bị ngập sâu khi có mưa và triều cường
Nhiều công trình chống ngập nước, hàng chục cuộc hội thảo liên quan đến việc chống ngập cho TPHCM đã diễn ra, thế nhưng việc thống nhất để đưa ra một giải pháp tối ưu vẫn chưa được quyết định, vì sao?

Chống chỗ này, ngập chỗ khác

Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP (gọi tắt là Trung tâm Chống ngập), đến cuối năm 2011, toàn TP có 31 điểm ngập, dự kiến trong năm 2012 sẽ xóa 10 điểm, 21 điểm còn lại đến cuối năm 2015 sẽ được xóa sạch. Tuy một số khu vực trước đây vốn thường xuyên bị ngập nặng như đường Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Lương Định Của (quận 2), Nguyễn Văn Luông (quận 6) đã được xóa ngập, thế nhưng một số điểm mới ngay chính trên những tuyến đường này lại phát sinh.

Theo các nhà chuyên môn, tình trạng trên không phải là xóa ngập mà là sự di chuyển các điểm ngập từ khu vực này đến khu vực khác. Một số khu vực như đường Trần Hưng Đạo (quận 1), Nơ Trang Long, Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh)… tình trạng ngập cũng có thể diễn ra trong mùa mưa tới. Theo PGS - TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu TPHCM, tổng thời gian ngập ở TPHCM đạt 30 ngày mỗi năm, độ sâu ngập là 0,15 m đến 0,3 m, tối đa có thể lên 0,6 m. Nếu tính theo số liệu trên, hiện TP có trên 100 điểm ngập.

Không chỉ dừng lại ở đó, số điểm ngập do mưa và triều cường ở TP trong tương lai còn có xu hướng gia tăng, mức độ ngập năm sau cao hơn năm trước khoảng 1 cm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngập ở TPHCM là do sự thiếu đồng bộ giữa các dự án chống ngập, do sự sụt lún đất hằng năm. Theo ông Hồ Long Phi, hằng năm TP bị sụt lún từ 2 - 3 cm, thủy triều năm sau luôn cao hơn năm trước trên 1 cm dẫn đến hệ thống tiêu thoát nước bị cản trở. Trong khi đó, hệ thống các công trình chống ngập của TP ngày càng lỗi thời và trở nên quá tải, nhất là những lúc có mưa lớn kết hợp với triều cường, xả lũ.

Khu vực nào sẽ ngập nặng?

Chỉ một cơn mưa trái mùa với vũ lượng không lớn vào trưa 21-3 nhưng đã gây ngập nhiều tuyến đường ở TPHCM, do đó, sẽ khó lường trước điều gì xảy ra khi TPHCM bước vào mùa mưa 2012.

Theo nhận định của ông Hồ Long Phi, tình trạng ngập ở khu vực nội thành TPHCM như quận 1, 3, 5 sẽ giảm đáng kể trong năm tới vì hệ thống thoát nước ngày càng hoàn chỉnh hơn. Tuy vậy, một số quận, huyện ngoại thành như quận 9, Thủ Đức, quận 2, quận 7 và một số khu vực thuộc quận 4, quận 6 và quận 8 vẫn bị ngập. Nguyên nhân là do những quận này có địa hình thấp, diện tích mặt nước như ao hồ, kênh rạch trước đây vốn là nơi để chứa và tiêu thoát nước mỗi khi có mưa hoặc triều cường nhưng do ảnh hưởng quá trình đô thị hóa, lấn chiếm để xây dựng nhà ở, công trình nên bị san lấp, thu hẹp.

Chẳng hạn quận 2, trước đây vốn là khu vực trũng, hệ thống đất trống, ao hồ nhiều nhưng hiện hệ thống nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều nên diện tích mặt nước bị thu hẹp. Cùng với quận 2 là quận 7, vốn trước đây là những khu vực trũng, hệ thống kênh rạch dày đặc nhưng với quá trình đô thị hóa, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng mọc lên nên đã “ăn” mất một diện tích lớn vốn là khu vực chứa nước cho TP nói chung và quận 7 nói riêng. Những khu vực thấp như đường Huỳnh Tấn Phát và một số tuyến đường xương cá cắt ngang tuyến đường này cũng sẽ bị ngập theo. Ngoài ra, những khu vực sát bờ sông cũng sẽ bị ngập do nước đổ dồn từ nơi cao xuống nơi thấp. Đó là chưa nói đến quá trình tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và đặc biệt là sự sụt lún ngày càng gia tăng dẫn đến mặt bằng ngày càng thấp, trong khi nước dâng do ngập, triều cường ngày càng cao và luôn đạt kỷ lục mới.

Ngoài ra, một số khu vực trên địa bàn quận Thủ Đức như đường Kha Vạn Cân, Quốc lộ 13 và một số tuyến đường có độ cao thấp cũng sẽ tiếp tục bị ngập trong thời gian tới. Còn các khu vực khác như quận 12, huyện Hóc Môn, tình trạng ngập chỉ được giảm khi dự án bờ hữu ven sông Sài Gòn hoàn thành và hệ thống cống ngăn triều được đưa vào sử dụng.

Chống ngập bằng biện pháp phi công trình

Theo ông Hồ Long Phi, cùng với việc xây dựng các công trình chống ngập hiện đại phù hợp với khả năng của TP thì TP cũng nên xem xét chống ngập bằng biện pháp phi công trình. Đó là làm thay đổi nhận thức của người dân là có thể phòng tránh được ngập theo hướng chấp nhận rằng luôn có rủi ro ngập cho dù có thực hiện biện pháp gì đi nữa.

Để thực hiện được biện pháp này, hàng loạt vấn đề phải được chuẩn bị, như cung cấp bản đồ ngập cho người dân, phát triển hệ thống cảnh báo ngập sớm, công tác cứu hộ người và hàng hóa khi có ngập lụt; sơ tán dân và cung cấp dịch vụ y tế, khôi phục cơ sở hạ tầng, đền bù thiệt hại cho dân khi có ngập.

Kỳ tới: Chồng chéo dự án chống ngập

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo