Ngày 28-3, tại TAND TP Hải Phòng, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tiếp tục với phần thẩm vấn việc “xẻ thịt” tàu Bạch Đằng Giang bán, gây thiệt hại cho Nhà nước 27,3 tỉ đồng; dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng gây thiệt hại đến 316,5 tỉ đồng.
Sai chồng sai
Ngày thứ hai phiên tòa, HĐXX đã dành nhiều thời gian cho phần thẩm vấn về việc “xẻ thịt” tàu Bạch Đằng Giang. Theo cơ quan điều tra, việc tự định giá và quyết định thanh lý, nhượng bán tàu của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu là không đúng thẩm quyền vì tàu Bạch Đằng Giang vẫn thuộc quyền sở hữu của Vinashin, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu chỉ được giao quản lý, sử dụng. Mặt khác, Nam Triệu không thực hiện bán công khai theo đúng trình tự của pháp luật về đấu giá tài sản và khi bán được tiền lại không trả nợ mà đưa vào sử dụng không đúng mục đích.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TTXVN
Trong buổi thẩm vấn, đại diện Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu cho biết một số thiết bị của tàu Bạch Đằng Giang đã được tổng công ty này đưa vào sử dụng có trị giá 9,3 tỉ đồng; cơ quan giám định xác định số thiết bị còn lại của tàu trị giá khoảng 8 tỉ đồng. Cùng với số tiền bán vỏ tàu được hơn 66 tỉ đồng, tổng số tiền bán tàu Bạch Đằng Giang là hơn 83 tỉ đồng.
Khi được luật sư hỏi, giám định viên của Vinacontrol (cơ quan giám định tàu Bạch Đằng Giang) cho biết khảo sát thực trạng của con tàu đã được tiến hành từ ngày 4 đến 5-1-2011. Luật sư vặn lại: “Theo thống kê, tàu có khoảng 3.569 chi tiết. Vậy với thời gian ngắn như vậy, đoàn giám định làm thế nào để đánh giá hết chừng ấy thiết bị?”. Đại diện Vinacontrol trả lời: Nếu có đối chất, đề nghị luật sư có công văn đối chất gửi cho Vinacontrol.
Biện minh và thừa nhận sai
Để giải ngân 233,151 tỉ đồng, Nguyễn Văn Tuyên đã chỉ đạo Đỗ Đình Côn, khi đó là kế toán trưởng Công ty Hoàng Anh, lập khống các hồ sơ như biên bản giao nhận vật tư, phiếu nhập, xuất kho… và Trịnh Thị Hậu, nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC), đã chấp nhận hồ sơ chưa đầy đủ tính pháp lý, giải ngân “siêu tốc” cho Công ty Hoàng Anh.
Song đến ngày 21-5-2007, trong công văn thẩm tra, Bộ Công nghiệp (Bộ Công Thương hiện nay) khẳng định: Không có cơ sở pháp lý để phê duyệt dự án, thiết bị công nghệ của dự án lạc hậu, yêu cầu chủ dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư. Tiếp đến, ngày 15-6-2007, Bộ Công nghiệp có công văn yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng. Không còn cách nào khác, đến ngày 28-12-2007, Phạm Thanh Bình phải ký quyết định đình chỉ thực hiện dự án.
Tại phiên tòa, lý giải việc phê duyệt dự án không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia, không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A, bị cáo Phạm Thanh Bình biện minh: “Lúc đầu, bị cáo ký duyệt thì dự án vẫn thuộc nhóm B, vì đây là dự án độc lập trong thời điểm trước tháng 8-2006 chưa có quy định phải báo cáo Chính phủ. Sau khi ký chính thức nâng công suất của nhà máy điện lên thì mới thuộc nhóm A và lúc này bị cáo ký duyệt là sai”.
Cho vay mất tiền rồi bỏ trốn
Tuy nhiên, đến ngày 30-3-2010, Công ty Bình Định vi phạm trách nhiệm trả nợ nên các công ty cho thuê tài chính đã thu hồi và bán tàu Bình Định Star dẫn đến VFC và Vinashin không còn khả năng thu hồi vốn đã cho vay. Trong vụ này, Nhà nước bị thiệt hại tính đến ngày 31-7-2010 là 30,4 tỉ đồng. Trong đó, Hồ Ngọc Tùng (lúc đó là tổng giám đốc VFC, người giữ vai trò chính thực hiện các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước) đã bỏ trốn.
Hôm nay (29-3), phiên tòa bước vào phần luận tội.
Làm giả giấy tờ của 2 bộ Theo cơ quan điều tra, trong số máy móc, thiết bị Công ty Cửu Long đã mua của Hàn Quốc có các máy biến thế chứa dầu có chất PCB là chất độc hại thuộc diện phải quản lý khi vận chuyển qua biên giới theo quy định của pháp luật. Để được xuất hàng khỏi Hàn Quốc, các đối tượng đã sử dụng văn bản giả mang danh Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thương mại Việt Nam để làm thủ tục xuất khẩu tại Hàn Quốc.
Bình luận (0)