xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỷ nguyên mới

Đỗ Chuyên

Cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 1-4 tại Myanmar là một bước ngoặt trong tiến trình hòa giải dân tộc, cải cách và mở cửa của quốc gia đa sắc tộc, thành viên của khối ASEAN này

Kết quả nổi bật nhất của cuộc bầu cử được người dân Myanmar ghi nhớ là Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo dân chủ đoạt Giải Nobel hòa bình, đã giành thắng lợi tuyệt đối với 43 ghế nghị sĩ trong tổng số 45 ghế bầu bổ sung.

Trong diễn văn chào mừng chiến thắng tại trụ sở NLD ở thành phố Yangon, bà Aung San Suu Kyi vui mừng nói: “Đây không chỉ là chiến thắng của chúng ta mà là chiến thắng của nhân dân – những người đã quyết định phải tham gia tiến trình chính trị của đất nước. Chúng ta hy vọng đây là khởi đầu của một kỷ nguyên mới”.
Bà Aung San Suu Kyi bày tỏ thái độ hòa giải với các đảng phái chính trị khác trong bối cảnh bà sắp đảm nhận vị trí trong Quốc hội Myanmar gồm 664 nghị sĩ mà phái quân sự và đồng minh của họ vẫn chiếm ưu thế. Bà nói: “Tôi hy vọng các đảng phái sẽ hợp tác với chúng tôi để tạo nên một không khí thực sự dân chủ ở đất nước chúng ta”.

Chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi và NLD đối lập được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm mà hãng AFP đánh giá là “sự kiểm chứng cho cuộc cải cách chính trị mới chớm nở tại Myanmar”. Người dân Myanmar đánh giá cao lập trường hòa giải của Tổng thống (TT) Thein Sein sau khi nhậm chức vào tháng 3-2011, kết thúc chế độ cầm quyền của phe quân sự đã trả tự do cho bà Aung San Suukyi bị quản thúc tại gia hơn 20 năm để giành quyền tham gia chính trường.

Kết quả cuộc bầu cử quốc hội bổ sung của Myanmar có tác động không nhỏ đối với Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Phnom Penh - Campuchia mới đây. Hội nghị đánh giá cao tiến trình cải cách và hòa giải dân tộc của Myanmar. Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết các nhà lãnh đạo dự hội nghị kêu gọi các nước phương Tây, trước hết là Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU) sớm dỡ bỏ cấm vận kinh tế để giúp Myanmar đẩy nhanh tiến trình cải cách.

Theo AFP, Mỹ là nước đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi của ASEAN với tuyên bố sẽ nới lỏng hạn chế về đầu tư và viện trợ kinh tế cho Myanmar, đồng thời cử đại sứ và mở lại đại sứ quán đã bị đóng cửa từ 2 thập kỷ nay. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ca ngợi “vai trò lãnh đạo và tinh thần dũng cảm” của TT Myanmar Thein Sein sau khi phe đối lập giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội bổ sung và chúc mừng chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi. Bà Hillary Clinton nói với các nhà báo Mỹ: “Mỹ sẽ đứng về phía các nhà cải cách và những người dân chủ trong chính phủ và xã hội Myanmar”. Giới quan sát Mỹ nhận xét TT Barack Obama “hiện nay quan tâm tới Myanmar trong bối cảnh ông đang hy vọng tái đắc cử TT”.

EU, Nhật Bản và Canada cũng tuyên bố sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận “để ủng hộ chính phủ và nhân dân Myanmar”.

Về tương lai của Myanmar sau cuộc bầu cử, đài phát thanh RFI của Pháp dự đoán: “Là nghị sĩ và lãnh đạo phe đối lập trong quốc hội, bà Aung San Suu Kyi sẽ có vị thế mới và NLD của bà có thể nhìn xa hơn tới cuộc tổng tuyển cử năm 2015. Rõ ràng, họ muốn giành thắng lợi toàn diện trong cuộc tổng tuyển cử để thành lập chính phủ mới của phe đối lập”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo