xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Co mình” khi giá cả tăng

Minh Khanh thực hiện

“Người dân cần được định hướng tiết kiệm hơn là tự “thắt lưng buộc bụng” khi đối mặt với tình hình giá cả tăng”. Đó là nhận định của ông Lê Văn Thành, chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM

* Phóng viên: Thưa ông, mục tiêu nâng cao chất lượng sống người dân TP thời gian qua, nâng cao thu nhập có lẽ  là “điểm sáng” duy nhất nhưng hiện nay “điểm sáng” này đang bị tác động mạnh bởi các đợt tăng giá hàng hóa. Vậy những nỗ lực của TP để nâng cao chất lượng sống người dân có bị ảnh hưởng?

img

- Ông Lê Văn Thành:
Vừa qua, một số công trình trọng điểm đi vào hoạt động giúp kết nối hạ tầng của TP, giảm ùn tắc giao thông và cải thiện môi trường. Các công trình nhỏ cũng cải thiện dần chất lượng và an toàn thi công, tất nhiên, không phải là tất cả và triệt để nhưng bước đầu đã quy trách nhiệm của mỗi đơn vị (chủ đầu tư hay  nhà thầu, phường hay quận…).
Qua đó cho thấy  trật tự đô thị dần được sắp xếp một cách có căn cơ hơn, phần nào đó cải thiện điều kiện an sinh cuộc sống người dân. Quan trọng nhất là TP đã có được bài học về cải thiện môi trường sống: Cần làm gì trước và làm như thế nào… Cho nên, những chính sách và nỗ lực vừa qua của TP đã phát huy hiệu quả chứ không phải trở về vạch xuất phát.

Tuy nhiên, quá trình phát triển luôn gặp thách thức và tác động: Vẫn có 40% dân số TP không có tích lũy, bên cạnh đó, thu nhập của người dân có tăng đáng kể, song mức bình quân 3 USD/ngày/người vẫn nằm trong nhóm thu nhập thấp của thế giới. Cho nên, khi giá cả tăng mạnh, số người bị tổn thương không chỉ là 40% dân số. Và tỉ lệ tổn thương này sẽ phản ánh các hoạt động tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện an sinh cuộc sống vừa qua có căn cơ hay không.

img

Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh đang làm tổn thương đến phần lớn dân số TP. Ảnh: THU SƯƠNG

* Vậy theo ông, TP cần những chương trình gì để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tình hình giá cả tăng  hiện nay?

- Chương trình bình ổn giá có thể coi là một mô hình tốt của TP. Tuy nhiên, cần rà soát, đánh giá lại chương trình này theo 3 điểm: đối tượng phục vụ (người nghèo, người thu nhập thấp hay toàn bộ người dân), mặt hàng phục vụ ( chỉ những mặt hàng thiết yếu hay đại trà) và hàng hóa đã đến được với đối tượng cần phục vụ hay chưa.
Trên cơ sở đó, điều chỉnh, nhân rộng mô hình. TP cũng cần điều tra các mặt hàng tiêu dùng chủ lực của người dân để định hướng hay khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, TP phải duy trì những kết quả của việc thi công và an toàn tại các công trình. 

Năm 2012 sẽ là một năm đầy khó khăn đối với kinh tế đất nước, cho nên phải trông chờ các giải pháp lớn từ Trung ương để kiểm soát giá, một mình TP không thể giải quyết tốt bài toán này.

* Những định hướng lớn không thể ban hành và áp dụng được ngay, trong khi người dân phải đối mặt với áp lực  giá hằng ngày, hằng giờ ?

- Đã đến lúc người dân học cách tiêu dùng tiết kiệm và có chọn lựa, đừng “sính ngoại hay sính hiệu” mà hãy chọn theo chất lượng, tính toán chi tiêu theo túi tiền hiện có chứ đừng vung quá tay rồi nghĩ hôm sau sẽ làm trả nợ. Phần lớn người dân đối phó với áp lực giá tăng bằng cách “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu mà họ gọi đó là tiết kiệm.
Thực ra, đây chỉ là thái độ “co mình” khi bị tác động chứ chưa phải thái độ tiết kiệm, vì khi mọi việc trở lại bình thường họ lại tiêu dùng xả láng trở lại.  Nếu cứ để người dân tự phát đối mặt với giá cả tăng theo cách này sẽ dẫn đến hệ lụy người dân dễ bị tổn thương khi gặp sự cố, chất lượng sống sẽ không bền vững.
Theo tôi, TP cần thông báo cho người dân về tình hình kinh tế - xã hội để họ ý thức được môi trường sống của mình đang gặp những vấn đề gì. Bên cạnh đó, cần định hướng tiêu dùng bằng cách cung cấp thông tin về những mặt hàng thay thế (ví dụ ăn thịt tốn nhiều tiền, người dân nên chọn loại thực phẩm nào có hàm lượng dinh dưỡng tương đương mà rẻ hơn), những địa điểm bán hàng bình ổn giá… chẳng hạn.
Đừng hô hào suông, bắt họ phải trở thành “người tiêu dùng thông minh” một cách chung chung, chẳng ai “thông minh” nếu không được hướng dẫn giữa rừng sản phẩm “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay. Một điều quan trọng không kém là những “tấm gương” thật thiết thực từ lãnh đạo TP hoặc những người thành đạt. Đây là điều mà TP có thể làm cho người dân trong khi chờ các giải pháp lớn từ Trung ương.

Khó khăn vẫn còn phía trước

Những tháng đầu năm 2012, người dân cả nước nói chung và TPHCM nói riêng liên tục bị “tấn công” bởi các đợt tăng giá hàng hóa: giá xăng tăng 2,13%, giá gas tăng 7,26%, giá nước sạch tăng 10%... Không chỉ hàng hóa tăng giá, các loại phí dịch vụ cũng “rục rịch” tăng: Từ ngày 15-4, viện phí tăng từ 5-20 lần đối với 447 loại dịch vụ y tế; ngày 1-6, phí bảo trì đường bộ chính thức có hiệu lực…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng 2,35% so với tháng 11-2011. Theo ông Lê Văn Thành, CPI tuy cao nhưng chưa phản ánh hết được những khó khăn mà người dân TP đang đối mặt hiện nay. CPI được tính trung bình dựa trên sự tăng giá của rất nhiều nhóm mặt hàng khác nhau nên đã làm giảm bớt “sức nóng” của nhóm mặt hàng thiết yếu và tác động mạnh đến đời sống người dân, nhất là lương thực thực phẩm. Trên thực tế, chỉ số tăng giá của nhóm mặt hàng này cao hơn CPI rất nhiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo